Thẩm định bởi:

Tác giả – Biên tập viên Nguyễn Bích Trâm

Communication Manager

Vì Sao Trau Dồi Kiến Thức Và Khả Năng Tư Vấn Là Chìa Khoá Thành Công Cho Dược Sĩ Nhà Thuốc?

Vì sao trau dồi kiến thức và khả năng tư vấn là chìa khoá thành công cho dược sĩ nhà thuốc?

Khi nói về vai trò của việc học tập, cập nhật kiến thức đối với dược sĩ nhà thuốc nhằm nâng cao khả năng tư vấn sức khoẻ, tiến sĩ Đặng Thị Hoài Tâm – Giám đốc MIMS Việt Nam (Country Head của MIMS – đơn vị cung cấp thông tin y khoa số 1 cho các chuyên gia y tế tại 18 quốc gia và vùng lãnh thổ) nhấn mạnh 3 lý do chính.

Y đức – lý do quan trọng nhất

Khi một người chọn đi theo ngành dược phẩm, hay còn gọi một cách thân thuộc là nghề thầy thuốc, chắc chắn họ phải chú trọng vấn đề y đức. Nghĩa là, mong muốn lớn nhất của họ là công việc của mình tạo nên đóng góp tích cực, giúp cho bệnh nhân mình tư vấn được khoẻ hơn, được mua đúng thuốc, được điều trị đúng bệnh…

Và quan trọng hơn nữa là dược sĩ phải biết đâu là điểm dừng. Dược sĩ không phải là bác sĩ, nên chỉ có thể tư vấn những bệnh thông thường. Khi nhìn thấy những “red flag”, thay vì cố gắng thuyết phục bệnh nhân sử dụng thuốc, dược sĩ cần phải chuyển tiếp bệnh nhân đến bác sĩ để được thăm khám hoặc làm thêm xét nghiệm để tránh rủi ro sức khoẻ.

Sau một ca tư vấn thành công, một bệnh nhân cảm thấy khoẻ hơn và vui vẻ quay trở lại nhà thuốc sẽ tạo động lực rất lớn để dược sĩ tự tin tiếp tục công việc của mình. Mặc dù vấn đề tài chính luôn là thứ gì đó rất nặng nề trên vai của mỗi dược sĩ khi kinh doanh nhà thuốc, nhưng những phản hồi tích cực như thế từ bệnh nhân – những đối tượng mà dược sĩ tiếp cận mỗi ngày – là cực kỳ quan trọng.

Có thể ngay chính các dược sĩ cũng khó nhận ra điều này, nhưng đó là thông điệp tôi nhận thấy rất rõ trong quá trình làm việc ở MIMS – đơn vị cung cấp thông tin y khoa số 1 cho các chuyên gia y tế tại 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, cũng như trước đó ở cộng đồng chuyên gia chăm sóc sức khoẻ Đông Nam Á Docquity.

Công việc nào cũng có những thử thách nhất định. Không có công việc nào suôn sẻ 100%. Ví dụ như những người sáng lập công ty khởi nghiệp cũng phải “vò đầu bứt tóc” để lo chuyện sinh tồn. Tuy nhiên, ngoài vấn đề tiền bạc để sống còn thì những niềm vui nho nhỏ sẽ tiếp thêm lửa cho mình bước tiếp.

Vì Sao Trau Dồi Kiến Thức Và Khả Năng Tư Vấn Là Chìa Khoá Thành Công Cho Dược Sĩ Nhà Thuốc?
Tiến sĩ Đặng Thị Hoài Tâm (thứ 3 từ trái sang), hiện là Giám đốc MIMS Việt Nam (Country Head của MIMS). Nguồn: MIMS

Áp lực cạnh tranh

Công việc hằng ngày của dược sĩ luôn chứa đựng áp lực cạnh tranh cao, từ cạnh tranh bên trong đến cạnh tranh bên ngoài. Thực tế này đòi hỏi họ phải liên tục nâng cấp khả năng tư vấn bán hàng.

Nếu trong một nhà thuốc có 2 – 3 dược sĩ cùng tư vấn bán hàng thì việc người này tư vấn tốt hơn người kia đã cho thấy sự cạnh tranh nội bộ. Câu chuyện cạnh tranh nội bộ này phổ biến ở các nhà thuốc lớn hoặc các chuỗi nhà thuốc.

Còn góc độ cạnh tranh bên ngoài thể hiện ở việc nhà thuốc này cạnh tranh với nhà thuốc kia. Khi một nhà thuốc tư vấn tốt, bệnh nhân thấy tốt hơn, khoẻ hơn, an tâm và hài lòng thì họ sẽ quay trở lại.

Có thể thấy bối cảnh hiện tại ở Việt Nam là các chuỗi nhà thuốc đang ngày càng phát triển và chiếm được thế mạnh nhất định. Không chỉ dừng lại ở đó, câu chuyện hệ thống hoá cũng đang diễn ra trên tất cả “mặt trận” liên quan đến ngành y dược: chuỗi cung ứng, tài chính, vận hành nội bộ, giao diện bên ngoài, chiến lược marketing – bán hàng…

Cho nên có thể nói, chìa khoá giúp dược sĩ thành công chính là khả năng tư vấn, khi mà áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt cả trong nội bộ lẫn ngoài thị trường.

Yêu cầu bắt buộc với ngành dược

Hoạt động trong lĩnh vực đặc thù như ngành dược phẩm, công việc của dược sĩ đòi hỏi họ phải liên tục trau dồi, cập nhật kiến thức. Ngay trong các quy định của pháp luật đã có yêu cầu cụ thể về việc này. Đó là lý do có các quy định về việc dược sĩ cần lấy chứng nhận đào tạo y dược liên tục CPE (Continuing Pharmaceutical Education), ghi nhận 8 – 10 giờ học tập sau mỗi 3 năm, chứ không chỉ dừng lại ở việc tự học.

Tương tự dược sĩ, các bác sĩ cũng cần lấy chứng nhận đào tạo y khoa liên tục CME (Continuing Medical Education). Tuy nhiên điểm khác biệt là, bên cạnh chuyên môn, dược sĩ còn buộc phải học về pháp lý – quản lý kinh doanh nhà thuốc.

Do đó, để phục vụ được bệnh nhân hay khách hàng, dược sĩ buộc phải luôn cập nhật, trau dồi kiến thức. Chuyện học như thế nào, học ra sao thì còn tuỳ từng cá nhân dược sĩ, nhưng nhìn chung là khi nói đến việc học thì dược sĩ muốn bỏ cũng không bỏ được.

Cần tư vấn về cách vận hành nhà thuốc, mở nhà thuốc mới, tối ưu kinh doanh nhà thuốc và các thông tin hữu ích khác cho dược sĩ nhà thuốc, vui lòng liên hệ email info@pharmadi.vn hoặc số điện thoại 0976231023.

    Sản phẩm liên quan

    Add to cart