Omega-3 và DHA là các acid béo thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não và thị lực cho trẻ em đồng thời góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngoài việc bổ sung qua chế độ ăn, hiện nay, các sản phẩm bổ sung Omega-3 và DHA cho trẻ đang rất được quan tâm. Bài viết này sẽ cung cấp cho các dược sĩ thông tin chi tiết về tầm quan trọng của Omega-3 và DHA trong dinh dưỡng của trẻ và cách thức bổ sung hiệu quả.
Omega-3, DHA là gì?
Omega-3 hay còn gọi là các acid béo thuộc họ n-3 là các acid béo không bão hòa đa nối đôi (LCPUFA). Trong đó có acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA) đóng vai trò quan trọng trong sinh lý, quá trình trao đổi chất của con người.
DHA có tên gọi đầy đủ là acid docosahexaenoic là một acid béo không no thuộc nhóm omega-3. DHA có 22 carbon, 6 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí cacbon số 3.
Tác dụng của omega-3 và DHA đối với trẻ em
Vai trò của omega-3
Omega-3 đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ mang thai và giai đoạn đầu của thời thơ ấu. Sự thiếu hụt và mất cân bằng omega-3 có mối liên quan chặt chẽ đến việc suy giảm khả năng nhận thức và hành vi của trẻ.
Những trẻ được ăn thức ăn giàu omega-3 đã cho thấy khả năng phát triển thị lực tốt hơn so nhóm trẻ không có chế độ ăn giàu omega-3. Ngoài ra, EPA và omega-3 có liên quan đến khả năng học tập và giảm hành vi chống đối của trẻ hơn. Việc bổ sung omega-3 có liên quan đến sự cải thiện về khả năng đọc viết và hành vi của trẻ bị ADHD. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung dầu cá giàu omega-3 cho trẻ 9 và 12 tháng tuổi cho thấy tác dụng có lợi trong việc giảm huyết áp tâm thu, do đó việc bổ sung omega-3 từ 6 tháng tuổi có tác động có lợi không chỉ về mặt nhận thức mà còn lên tim mạch.
Vai trò của DHA
Cấu tạo của não người có tới 60% là acid béo, trong số đó DHA chiếm một số lượng khá lớn. DHA là thành phần cấu trúc chính của tế bào não, cần thiết cho sự hình thành các tế bào thần kinh mới và hỗ trợ sự sống của tế bào thần kinh. DHA được tìm thấy trong lớp phospholipid kép của màng tế bào trong não và góp phần tạo nên tính linh hoạt của màng tế bào, từ đó cải thiện chức năng của protein màng và các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine và serotonin.
DHA có vai trò trong sự phát triển của trí não và thị giác của trẻ thời kỳ mang thai và cho con bú. Nồng độ cao DHA trong huyết tương của người mẹ, đặc biệt là trong sữa mẹ, có liên quan trực tiếp đối với sự phát triển trí não và thị giác của trẻ. Các công thức cung cấp tối thiểu 0,35% DHA giúp phát triển trí não tốt hơn, có chỉ số phát triển tâm thần tốt hơn, cải thiện đáng kể hiệu suất tinh thần. Việc bổ sung DHA và ARA vào sữa công thức những năm đầu đời sẽ làm chậm quá trình dị ứng và có tác dụng bảo vệ chống lại phản ứng dị ứng ở thời thơ ấu.
Nhu cầu DHA của trẻ nhỏ
Khuyến cáo của tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO (2008)
Trẻ 0-6 tháng | DHA: 0,1-0,8%E |
Trẻ 6-24 tháng | DHA: 10-12 mg/kg |
Trẻ 2-4 tuổi | EPA + DHA: 100-150 mg/ngày |
Trẻ 4-6 tuổi | EPA + DHA: 150-200 mg/ngày |
Trẻ 6-10 tuổi | EPA + DHA: 200-250 mg/ngày |
Tuy nhiên nếu bổ sung thừa DHA cũng không tốt vì có nguy cơ gây tổn thương tế bào, gây loãng máu, chảy máu kéo dài. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) tuyên bố rằng chỉ nên sử dụng các thực phẩm bổ sung omega-3 (DHA+EPA) không quá 3000 mg/ngày.
Omega-3 và DHA có nhiều trong thực phẩm nào?
Đối với thai nhi: chế độ ăn trước và trong khi có thai của người mẹ rất quan trọng đối với tình trạng dự trữ các acid béo không no cần thiết (EFAs) của thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ trung bình thai nhi cần 2,2g EFAs/ngày cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu.
Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các acid béo không no cần thiết trong đó có DHA do đó việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn và cho bú sữa mẹ kéo dài đến 24 tháng tuổi rất quan trọng. Trong trường hợp trẻ không được bú mẹ cần lựa chọn các thức ăn thay thế có bổ sung các EFAs nói trên.
Thức ăn giàu omega-3 bao gồm các thực phẩm: trứng, cá (cá hồi, cá nục, cá trích, cá chép,..), tôm, cua, mực, dầu hạt cải, dầu cá hạt óc chó, hạnh nhân,… Bà mẹ đang cho con bú cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega-3 để đảm bảo đủ nồng độ omega-3 trong sữa mẹ.
Bổ sung omega-3 và DHA như thế nào để đảm bảo an toàn?
Quan tâm đến thành phần của sản phẩm
Trên thị trường có nhiều sản phẩm bổ sung omega-3 hay DHA như nguồn dầu cá tự nhiên, dầu cá đã qua tinh chế, dầu có nguồn gốc thực vật. Tùy vào nhu cầu của từng đối tượng mà tư vấn lựa chọn sản phẩm có thành phần phù hợp. Có thể lựa chọn dạng dầu cá có cả omega-3, 6, 9; sản phẩm bổ sung mỗi omega-3 hoặc DHA riêng lẻ.
Khi sử dụng các thực phẩm dầu cá ngoài quan tâm nồng độ omega-3 chúng ta nên xem xét cả tỷ lệ omega-6. Nếu tỷ lệ omega-6/omega-3 quá cao sẽ thúc đẩy quá trình viêm nhiễm, nguy cơ các bệnh như tim mạch, ung thư, dị ứng… Tỷ lệ phù hợp nhất omega-6:omega-3 nên từ 1:1 đến 5:1. Ngoài ra nên giảm sử dụng các loại dầu thực vật tinh chế (dầu đậu tương, dầu bông, dầu đậu phộng,…) và các loại bơ hay mỡ chứa nhiều omega-6.
Dạng của dầu cá
Các nguồn omega-3 khác nhau sẽ cung cấp DHA và EPA ở các dạng khác nhau. Omega-3 được tìm thấy ở trong triglycerid tự nhiên, acid béo tự do, este etyl, triglycerid tái este hóa và phospholipid. Trong đó omega-3 dưới dạng phospholipid được hấp thu tốt nhất. Khả năng hấp thu được xếp theo thứ tự: Phospholipid > triglyceride tái este hóa > acid béo tự do = triglycerid tự nhiên > este etyl
Lựa chọn sản phẩm được kiểm nghiệm bởi bên thứ 3
Các sản phẩm được kiểm nghiệm sẽ có con dấu của bên thứ 3 trên nhãn sản phẩm cho biết sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn, được sản xuất đúng cách, chứa các thành phần được liệt kê trên nhãn và không chứa các chất gây ô nhiễm môi trường ở mức có hại. Một số tổ chức/công ty như Tổ chức toàn cầu về EPA và DHA Omega-3 (GOED), NSF International, USP, ConsumerLab.com,…
Sử dụng đúng liều lượng của sản phẩm
Không sử dụng quá liều khuyến cáo của sản phẩm. Sử dụng quá liều omega-3 hay DHA có thể gây nên một số biến chứng lên tế bào hay sự đông máu. Ngoài ra thì một số sản phẩm dầu cá có thêm thành phần khác như vitamin A, khi sử dụng quá nhiều sản phẩm bổ sung omega-3 hay DHA có gây dư thừa vitamin A trong cơ thể.
Chú ý một số tương tác với thuốc
Khi sử dụng omega-3 có thể gây chảy máu kéo dài nếu kết hợp với một số thuốc như warfarin, thuốc chống đông máu,… do đó tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi bổ sung omega-3 hay DHA nếu đang sử dụng thuốc để điều trị bệnh hoặc đang mắc các bệnh lý.
Sản phẩm BRAUER Baby & Kids Ultra Pure DHA
Hàm lượng
Sản phẩm ở dạng viên nang chứa omega-3 từ dầu gan cá tuyết nguyên chất ở dạng triglyceride với hàm lượng 319mg trong đó DHA 150mg và EPA 32mg. Sản phẩm phù hợp cho trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên.
Liều dùng
Trẻ từ 7 tháng-3 tuổi: 1 viên/ngày
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: 2 viên/ngày
Độ an toàn
Sản phẩm được kiểm nghiệm nghiêm ngặt bởi tổ chức Therapeutic Goods Administration (TGA) của Úc đảm bảo đủ tiêu chuẩn, không chứa các chất có hại cho sức khỏe.
Cách sử dụng
Đối với trẻ dưới 4 tuổi có thể cắt viên nang và trộn vào thức ăn cho bé ăn.