Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức dinh dưỡng cho các dược sĩ và nhà thuốc – những người trực tiếp tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, PharmaDi phối hợp với PGS. TS. BS Lê Bạch Mai tổ chức khóa Training Online với 3 buổi đào tạo về kiến thức dinh dưỡng nền tảng cho trẻ em và cách tư vấn kết hợp thực phẩm bổ sung vào chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý nhất.
Diễn giả: PGS.TS.BS. Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng
Các giai đoạn vàng, các chất dinh dưỡng cho sự phát triển não bộ
5 hoạt động trí tuệ của trẻ:
- Tiếp nhận thông tin: nhờ vào các giác quan
- Phân tích thông tin: nhờ vào hoạt động của não
- Xử lý thông tin: nhờ vào kiến thức
- Lựa chọn, quyết định: Liên quan đến tâm lý, tính cách của con người
- Hành động: liên quan đến khả năng giao tiếp
3 yếu tố ảnh hưởng sự phát triển trí tuệ của trẻ:
- Di truyền
- Dinh dưỡng
- Giáo dục
Trí tuệ của trẻ bắt đầu từ di truyền, phát triển dựa vào dinh dưỡng và thăng hoa nhờ giáo dục.
Các chất dinh dưỡng chính liên quan đến não bộ
- Nhóm chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến cấu trúc não
– Chất béo
– Vi chất: vitamin A, B6, sắt, iod, kẽm, Lutein
– Chất đạm
– Choline
- Nhóm chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến hoạt động não
– Chất bột đường Glucose
– Vi chất: vitamin C, B1, sắt, kẽm,…
– Chất chống oxy hoá: Lutein, vitamin C, E
Sự phát triển của não trong 1000 ngày vàng
Thời gian vàng cho sự phát triển não bộ là trong 1000 ngày đầu đời. Dinh dưỡng có thể tác động đến sự phát triển não sớm và sự học hỏi của trẻ.
Não hình thành trong 3 tháng đầu thai kỳ: khi phôi được 3 tháng não có đủ các thành phần. Lúc chào đời, trọng lượng não đạt 300-400g
Đến năm 2 tuổi: trọng lượng não đạt đến 80% người trưởng thành. Năm 6 tuổi, trọng lượng não đạt 1.3 kg-1.4 kg, bằng 100% ở người trưởng thành.
Cân đối các nhóm dưỡng chất trong từng thời kỳ của trẻ:
– Trong thai kỳ: các chất dinh dưỡng giúp hình thành các tế bào não, hình thành cấu trúc não vẹn nguyên
– Dưới 3 tuổi: nhen nhóm các hoạt động của não bộ
– 3-6 tuổi: cấu trúc não tiếp tục hoàn thiện song song với sự phát triển các hoạt động của não
– Tuổi học đường: tất cả cấu trúc não hoàn thiện đến năm 6 tuổi, lúc này cần nuôi dưỡng bằng các nhóm chất liên quan hoạt động não
Dinh dưỡng của người mẹ mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của thai nhi
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cấu trúc não dần hình thành. Những tổn thương cấu trúc não trong giai đoạn này sẽ để lại những di chứng rất nặng nề, không thể phục hồi. Do đó, người mẹ cần được nuôi dưỡng, có sự chuẩn bị trong 3 tháng đầu này.
3 tháng giữa thai kỳ: giai đoạn não tăng trưởng nhanh, cần cung cấp nhiều năng lượng dưỡng chất: folic, sắt, DHA, kẽm…
Tuần 20 thai kỳ: cột mốc quan trọng trong sự phát triển thai nhi, não xuất hiện những hoạt động đầu tiên, tế bào thần kinh kết nối phức tạp hơn, thai nhi có những cử động đầu tiên.
Tháng thứ 5: phát hiện sóng điện não, trẻ có phản xạ với âm thanh
3 tháng cuối thai kỳ: não bộ tăng trưởng nhanh nhất, kích thước và trọng lượng tăng gấp 6 lần, cần được cung cấp rất nhiều dưỡng chất. Do đó, những trẻ sinh non bị ảnh hưởng lớn về chức năng não.
Những sai lầm thường gặp trong chăm sóc não bộ của trẻ
Cần cung cấp đủ năng lượng để não thai nhi phát triển ổn định: não cần được cung cấp đủ năng lượng một cách bền vững, đặc biệt là glucose. Do đó, mẹ cần có chế độ ăn đủ chất, đều đặn
Chế độ ăn của người mẹ trong mang thai cần cung cấp đủ chất béo thông qua ăn cá hoặc dùng viên uống bổ sung omega 3, đảm bảo cung cấp đủ các acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ. Chế độ ăn dặm của trẻ sau 6 tháng tuổi cũng cần được cung cấp đủ chất béo cần thiết.
Cả mẹ và bé nên ăn trứng thường xuyên vì trứng rất tốt cho sức khoẻ cả mẹ và bé, đặc biệt là lòng đỏ trứng.
Cần cung cấp đủ các nhóm chất cho não bộ không chỉ qua qua chế độ ăn mà cần bổ sung thông qua các viên uống bổ sung.
Giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ tối ưu phát triển não bộ
Phòng ngừa thiếu vi chất
Giai đoạn bào thai mẹ cần ăn uống đủ 4 nhóm chất, nên bổ sung thêm viên sắt và Folic; 6 tháng đầu cho trẻ bú sữa hoàn toàn để bổ sung vi chất.
Sau 6 tháng cho trẻ ăn dặm đa dạng, cân đối các nhóm thực phẩm.
Bữa ăn của mẹ và bé cần cân đối:
- Đủ số lượng so với nhu cầu
- Cân đối về chất lượng
- Đa dạng về thực phẩm
Dinh dưỡng cho trẻ khi bú mẹ
Trẻ sinh non: não bộ nhạy cảm cao với lập trình dinh dưỡng sau sinh, không nuôi dưỡng chế độ tăng cường sau sinh vì gây ra những bất lợi cho não bộ về sau.
Trẻ đủ tháng nhẹ cân (>2500g): không nên dùng sữa công thức có năng lượng cao, giàu dưỡng chất vì không mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển não bộ, thần kinh mà còn gây bất lợi đến các vấn đề tim mạch, béo phì về sau
Trẻ sinh đủ tháng đủ cân: Sữa mẹ đem lại sự phát triển toàn diện cho trẻ giúp bảo vệ trẻ nhờ vào mức độ tăng trưởng vừa phải, hợp lý trong những tháng đầu đời. Mỗi tháng trẻ được bú mẹ giảm 4% nguy cơ béo phì sau này. Trẻ sinh đủ tháng cần duy trì tăng trưởng vừa phải để phòng ngừa tiên phát các bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường; dùng sữa công thức, cho trẻ ăn dặm sớm khiến trẻ có nguy cơ cao mắc béo phì khi lớn lên.
Bổ sung dưỡng chất cho trẻ
DHA
Nghiên cứu cho thấy sung DHA trong thai kỳ làm tăng DHA cả ở mẹ và con sau sinh. Nhu cầu DHA ở mẹ bầu: 250 mg/ngày
DHA hiện diện nồng độ cao trong chất béo ở võng mạc, não. DHA đóng trò trong nhận cảm ánh sáng ở mắt và hoạt động synap ở não.
Nồng độ cao DHA võng mạc rất cần thiết cho chức năng thị giác tối ưu. DHA là acid béo chủ yếu trong não sau khi sinh, các nghiên cứu cho thấy bổ sung sung sớm DHA cho trẻ giúp cải thiện đáng kể các chỉ số phát triển trí tuệ.
Lựa chọn sản phẩm bổ sung DHA cho trẻ cần lưu ý về chất lượng, độ tinh khiết cao như dầu cá hồi, dầu gan cá tuyết
Nhu cầu DHA + EPA cho trẻ 2-4 tuổi: 100-150mg/ngày
Gợi ý một số sản phẩm bổ sung DHA:
Lutein
Lutein là carotenoid hỗ trợ phát triển thị giác, não bộ, được tìm thấy trong sữa mẹ.
Lutein không thể tự tổng hợp, phải bổ sung thông qua chế độ ăn uống..
Lutein giúp bảo vệ võng mạc, hoạt động như chất chống oxy hóa bảo vệ mắt, não bộ.
Choline
Choline là chất dinh dưỡng được tìm thấy trong sữa mẹ, vai trò trong hình thành các kênh dẫn truyền thần kinh, tăng khả năng ghi nhớ, học hỏi của trẻ. Choline giúp não hấp thu DHA hơn
Kẽm
Kẽm có ảnh hưởng đến cấu trúc thể vân của vỏ não. Bổ sung đủ kẽm cho trẻ giúp đảm báo cấu trúc và hoạt động của não bộ. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, lệ trẻ em dưới 5 tuổi ở VN thiếu kẽm chiếm đến 58%.
Gợi ý sản phẩm bổ sung kẽm:
Sắt
Sắt là nguyên tố vi lượng quan trọng trong việc hình thành hồng cầu. Sắt được khuyến cáo bổ sung cho trẻ từ tháng thứ 4.
Nhu cầu sắt cho trẻ 1-2 tuổi: 5.1-5.4mg/ngày
Gợi ý sản phẩm bổ sung sắt: