Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức dinh dưỡng cho các dược sĩ và nhà thuốc – những người trực tiếp tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, PharmaDi phối hợp với PGS. TS. BS Lê Bạch Mai tổ chức khóa Training Online với 3 buổi đào tạo về kiến thức dinh dưỡng nền tảng cho trẻ em và cách tư vấn kết hợp thực phẩm bổ sung vào chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý nhất.
Diễn giả: PGS.TS.BS. Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng
Sức khoẻ tiêu hoá và hệ miễn dịch
Hệ tiêu hoá
Cấu tạo hệ tiêu hoá:
– Ống tiêu hoá: hấp thụ tạo nên các chất dinh dưỡng
- Khoang miệng
- Thực quản, dạ dày
- Tá tràng, ruột non, ruột già
- Trực tràng, hậu môn
– Tuyến tiêu hoá: tiết ra dịch, enzyme tiêu hoá
- Tuyến nước bọt: tiết ra enzyme phân giải tinh bột
- Hệ thống mật (gan, túi mật): tiết ra dịch mật giúp tiêu hoá thức ăn, đặc biệt thực phẩm giàu chất béo
- Tuyến tuỵ ngoại tiết: tiết ra enzym tiêu hoá: lipase, amylase,…
Chức năng bộ máy tiêu hoá
– Vận động cơ học: sự co giãn cơ trơn ống tiêu hoá, vận động co bóp, nhào trộn, tống phân ra ngoài
– Chức năng bài tiết: bài tiết các enzyme tiêu hoá (men tiêu hoá) để tiêu hoá các nhóm chất. Tiêu hoá protein: enzyme protease, chất bột đường: enzyme amylase và lactase, chất béo: enzyme lipase, chất xơ: enzyme Cellulase
– Chức năng tiêu hoá: quá trình tiêu hoá bắt đầu từ miệng với amylase từ nước bọt
Tiêu hoá tinh bột chủ yếu ở ruột non nhờ amylase từ tụy
Tiêu hoá protein: đa số được tiêu hoá ở tá tràng dưới tác dụng trypsin từ dịch tuỵ, chỉ 1% đạm thất thoát ra phân. Nếu phân trẻ có mùi hôi tức protein trong thức ăn không được tiêu hoá hoàn toàn.
Tiêu hoá chất béo: tiêu hóa ở ruột non dưới tác dụng của lipase từ dạ dày và dịch mật từ gan, sau đó chuyển vào máu dưới dạng acid béo và cholesterol
– Chức năng hấp thu: vận chuyển thức ăn qua các tế bào biểu mô ống tiêu hoá vào máu, bạch huyết. Chức năng hấp thu xảy ra chủ yếu ở ruột non, nhờ vào cấu trúc của nếp gấp, nhung mao
Hấp thu chất bột đường: các monosaccarid được hấp thụ hoàn toàn ở ruột non
Hấp thu Protein: sản phẩm tiêu hoá cuối cùng ở ruột non là tripeptid, dipeptid, acid amin. Ở trẻ em một số protein chưa được tiêu hoá được hấp thu vào máu có thể gây dị ứng, dị ứng thức ăn sẽ mất dần khi trẻ lớn lên. Những trẻ hay bị dị ứng, nên bổ sung các sản phẩm men tiêu hoá để tăng khả năng hấp thu, hỗ trợ giải dị ứng.
Hấp thu lipid: sản phẩm cuối cùng là acid béo, monoglycerid. Nếu ăn lượng mỡ vừa phải theo nhu cầu, trên 95% lipid sẽ được hấp thu hết. nếu trẻ đi phân nhầy: do hấp thu không hết chất béo, nên bổ sung thêm enzym lipase hỗ trợ hấp thu chất béo tốt.
Hấp thu Vitamin: được hấp thu nguyên dạng từ ruột theo cơ chế thẩm thấu; khoáng chất hấp thu qua sự chuyên chở chọn lọc từ protein, albumin, sự hỗ trợ từ vitamin. Vd: calci cần có vitmin D, K2 để hấp thu tốt hơn.
– Chức năng chuyển hoá: 2 quá trình chuyển hoá cùng lúc:
Đồng hoá: chuyển đổi chất dinh dưỡng thành vật liệu nuôi dưỡng cơ thể, tạo tế bào
Dị hoá: chất dinh dưỡng được đốt cháy tạo năng lượng
Sức khoẻ miễn dịch
Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ cơ thể bao gồm các cấu trúc và quá trình sinh học chống lại bệnh tật. Dinh dưỡng có ảnh hưởng đến 80% nguy cơ bệnh tật của con người.
Hệ miễn dịch bao gồm:
- Amidan cổ họng
- Hệ tiêu hoá
- Tuỷ xương: sản sinh tế bào gốc tạo máu
- Da: hệ thống bảo vệ cơ thể
- Hạch bạch huyết
- Lá lách: sản sinh, lưu trữ tế bào máu
- Niêm mạc ở mũi, họng, bộ phận sinh dục
Hệ miễn dịch đường ruột
2/3 hệ miễn dịch tìm thấy trong đường ruột. Chức năng: sản xuất tế bào miễn dịch và các vi khuẩn có lợi.
Vi khuẩn đường ruột: 2 chủng vi khuẩn quan trọng nhất:
- Bifidobacterium
- Lactobacillus
Prebiotic: Là chất xơ, thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong ruột.
Miễn dịch ở trẻ em
Trẻ 20 tuần tuổi: Kháng thể IgG được truyền từ mẹ sang bé (miễn dịch thụ động)
Trẻ từ 6 tháng- 3 tuổi: khoảng trống miễn dịch, sức đề kháng bị suy giảm, trẻ hay bị ốm.
Trẻ cần được hỗ trợ miễn dịch thụ động, bổ sung đủ dinh dưỡng giúp bù đắp, lấp đầy khoảng trống miễn dịch.
Một số hiểu lầm và các vấn đề thường gặp trong chăm sóc sức khoẻ miễn dịch và hệ tiêu hoá
Các hành vi nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe hệ tiêu hoá
Thức ăn không phù hợp khả năng ăn, nhai
Ăn thức ăn quá nóng, lạnh ảnh hưởng niêm mạc đường tiêu hoá
Bỏ bữa, ăn quá nhiều hoặc quá ít
Ăn ít chất xơ, uống ko đủ nước gây táo bón
Ăn đồ chua khi đói, gây tăng tiết acid, làm chết probiotic
Dùng kháng sinh không đúng: làm chết probiotic có lợi, nên bổ sung probiotic cách kháng sinh 2 tiếng
Một số vấn đề về tiêu hoá thường gặp ở trẻ em
Trào ngược dạ dày: cần bổ sung simethicon, các enzyme tiêu hoá cho trẻ; cần chia nhỏ bữa ăn.
Táo bón: là triệu chứng thường gặp ở trẻ em; gây ra hậu quả: chán ăn, chậm tăng trưởng, trẻ sợ đi đại tiện
Bất dụng nạp lactose: do cơ thể thiếu hụt enzyme lactase để chuyển hoá lactose, khiến vi khuẩn lên men gây nên tình trạng đầy hơi, đau bụng. Các triệu chứng uất hiện sau khi dùng sản phẩm từ sữa 30p-2s. Trẻ cần được bổ sung thêm enzyme lactase.
Giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ tối ưu hệ tiêu hoá, miễn dịch
Chế độ ăn
Xây dựng bữa ăn theo tháp dinh dưỡng hợp lý của Viện dinh dưỡng
Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh: không bỏ bữa, không ăn khuya, không ăn quá nhiều chất béo, …
Dinh dưỡng hợp lý với miễn dịch
3 nhóm dinh dưỡng miễn dịch
- Nhóm ức chế quá trình viêm: acid béo omega 3, DHA, EPA, …
- Nhóm tăng hoạt hoá tế bào, chống oxy hoá: B-caroten, vitamin C, Kẽm,…
- Nhóm tăng miễn dịch trực tiếp : IgG, IgA
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Bổ sung Probiotic: cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột
Bổ sung Prebiotic/chất xơ
- Tái tạo cân bằng hệ khuẩn đường ruột
- Tăng cường hấp thu khoáng chất
- Chất xơ hoà tan là Prebiotic, thức ăn cho lợi khuẩn
Gợi ý một số sản phẩm men vi sinh trẻ em:
- Probiotics Baby Drop BIOGAIA Men vi sinh giọt 0+:dùng cho trẻ sơ sinh
- NeuBiotic Baby&Kid Men vi sinh trẻ em 0-12t: bổ sung cả Probiotic và Prebiotic
Xử trí táo bón:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Thay đổi hành vi đại tiện: góc ngồi 35 độ giúp dễ đi đại tiện
Gợi ý một số sản phẩm hỗ trợ tiêu hoá trẻ em:
Vitamin, khoáng chất tác động đến tiêu hoá, miễn dịch
Vitamin ảnh hưởng đến miễn dịch: vitamin A, B1, C, D, E
Khoáng chất tác dụng đến hệ tiêu hoá, miễn dịch: kẽm, sắt, Iot, Canxi
Canxi: liên quan đến quá trình co cơ đường tiêu hoá
Gợi ý một số sản phẩm vitamin, khoáng chất trẻ em:
- Kẽm nước Children Liquid Zinc BioCare tăng đề kháng
- Brauer Liquid Zinc Siro kẽm, C, D3 tăng đề kháng
- Baby vitamin D3 Nordic Naturals cho trẻ sơ sinh
- Multivitamin BetterYou dạng xịt cho bé 1+
Chế độ ngủ, nghỉ ở trẻ
Ngủ đủ giấc theo nhịp sinh học giúp giảm các hormon gây căng thẳng, hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn
Bổ sung DHA có thể cải thiện giấc ngủ của trẻ, giảm quấy khóc ban đêm