Tăng cường chiều cao trẻ em là mong muốn của hầu hết các phụ huynh. Chính vì thế, đây là một nhu cầu của cực kỳ nhiều khách hàng mà các dược sĩ gặp tại hiệu thuốc. Bài viết này sẽ giúp các bạn trong việc tư vấn về các giải pháp tăng cường chiều cao cho trẻ và lựa chọn thực phẩm chức năng hỗ trợ phát triển chiều cao.
Các yếu tố quyết định chiều cao
Gen di truyền
Chiều cao có sự khác biệt giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa các chủng tộc. Theo các nghiên cứu cho thấy gen di truyền quyết định khoảng 60 – 80% chiều cao của trẻ. Gen di truyền quyết định chiều cao ở mỗi con người bằng cách quy định nồng độ các nội tiết tố tăng trưởng và khả năng tăng trưởng của xương. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác mã gen hoặc tổ hợp gen quy định chiều cao ở con người.
Giới tính
Cùng với gen di truyền, giới tính là một yếu tố không thể thay đổi trong việc quyết định chiều cao ở trẻ. Do ảnh hưởng của nội tiết tố tăng trưởng mà bắt đầu từ sau tuổi dậy thì, nam giới bắt đầu vượt trội hơn nữ về chiều cao. Thông thường chiều cao của nam sẽ hơn nữ từ 10 – 15cm.
Tình trạng dinh dưỡng
Yếu tố dinh dưỡng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc quyết định chiều cao của mỗi người. Dinh dưỡng là điều kiện để gen có thể được biểu hiện tối ưu nhất. Điều này có nghĩa là ngay cả khi trẻ nhận được gen di truyền từ gia đình có chiều cao vượt trội, nhưng tình trạng dinh dưỡng kém thì trẻ vẫn không đạt được chiều cao tốt.
Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân và béo phì cũng ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao khi trưởng thành của trẻ. Ở trước thời điểm dậy thì, có thể những trẻ thừa cân – béo phì có chiều cao nhỉnh hơn cùng trang lứa. Tuy nhiên, từ giai đoạn dậy thì, trẻ có tình trạng thừa cân – béo phì thường sẽ có chiều cao thấp hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Nguyên nhân có thể kể đến là do sự tích lũy nhiều mỡ thừa ảnh hưởng bất lợi đến các nội tiết tố tăng trưởng và tình trạng dậy thì sớm ở những trẻ này.
Vận động và luyện tập thể thao
Vận động thường xuyên và điều độ giúp trẻ có được cân nặng lý tưởng, tránh tình trạng thừa cân – béo phì. Vận động còn là cách kích thích sản sinh nội tiết tố tăng trưởng GH mạnh mẽ. Ngoài ra, tham gia các bộ môn thể thao còn giúp trẻ tăng mật độ khoáng xương, kích thích các đĩa đệm tăng trưởng góp phần tạo nên một chiều cao tối ưu.
Nội tiết tố
Nội tiết tố là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến chiều cao của mỗi trẻ, nhất là trong giai đoạn dậy thì. Có nhiều nội tiết tố tham gia vào việc phát triển chiều cao của trẻ bao gồm:
- Hormone tăng trưởng GH (Growth hormone): Đây là nội tiết tố có nguồn gốc từ tuyến yên trước và có tác động đến khắp cơ thể. Ngay từ tên gọi là hormone tăng trưởng đã nói lên được vai trò của nội tiết tố này đối với cơ thể con người, nó tham gia vào hoạt động chuyển hoá các chất dinh dưỡng chính bao gồm Carbohydrate, Protein và Lipid giúp xây dựng các thành phần cơ thể, cung cấp
“vật liệu” cho sự tăng trưởng của cơ thể. Bên cạnh đó, Hormone GH còn tác động gián tiếp lên các mô xương, mô sụn và các cơ quan nội tạng thông qua việc kích thích gan và một số cơ quan khác bài tiết IGF-1 (insulin-like growth factor 1). - Hormone giáp: Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể và bài tiết hai hormone chính là T3 (triiodothyronine) và T4 (thyroxine) có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động chuyển hoá các chất, sinh năng lượng cho cơ thể sử dụng. Ngoài ra tuyến giáp còn tiết hormone Calcitonin tham gia điều hòa nồng độ Canxi trong máu.
- Hormone sinh dục: Bao gồm hormone Testosterone ở nam và Estrogen ở nữ, các hormone này bắt đầu hoạt động vào giai đoạn dậy thì ở trẻ nhằm phát triển chức năng sinh sản, đồng thời kích thích hoạt động của hormone tăng trưởng giúp chiều cao của trẻ trong giai đoạn này có bước nhảy vọt.
Môi trường sống
Môi trường sống tác động không nhỏ đến sự phát triển chiều cao của trẻ bao gồm nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, tình trạng căng thẳng, chất lượng giấc ngủ, điều kiện môi trường,… Trẻ lớn lên trong môi trường ô nhiễm có tác động tiêu cực lên hệ miễn dịch, khiến cơ thể mệt mỏi, dễ đau ốm dẫn đến suy giảm dự trữ dinh dưỡng cũng như các chất khoáng vi lượng cần thiết.
Thời điểm can thiệp giúp phát triển chiều cao tối đa
Giai đoạn 1000 ngày đầu đời
Giai đoạn 1000 ngày đầu đời tính từ thời điểm thụ thai, phát triển trong bụng mẹ đến khi trẻ chào đời và tròn 2 tuổi. Đây là thời điểm trẻ phát triển mạnh mẽ nhất và chế độ chăm sóc, dinh dưỡng trong giai đoạn này quyết định đến 60% chiều cao của trẻ trong tương lai.
Giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì
Theo Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, giai đoạn tiền dậy thì bắt đầu ở độ tuổi 9-11 tuổi ở nữ và 10-14 tuổi ở nam, giai đoạn này chiều cao của trẻ tăng rất nhanh, mỗi năm trẻ có thể tăng đến 6-7cm nếu có chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý. Vào giai đoạn dậy thì, 12-13 tuổi ở nữ và 15-16 tuổi ở nam, chiều cao bắt đầu tăng chậm lại ở mức mỗi năm khoảng 2cm.
Giải pháp tăng cường chiều cao trẻ em
Tối ưu hoá tình trạng dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng và phát triển là chìa khóa giúp tăng cường chiều cao của trẻ. Đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến chiều cao thông qua việc tối đa hoá biểu hiện của gen, cung cấp nguyên liệu cấu trúc cơ thể nói chung và các nội tiết tố nói riêng. Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng đại lượng thì các yếu tố vi lượng (vitamin và khoáng chất) cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt là bộ ba Vitamin D, Canxi và Magie. Đây là vật liệu cấu trúc nên hệ xương khỏe mạnh và chiều cao vượt trội. Vào giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì mỗi ngày trẻ có thể cần đến 1.000 – 1.200mg Canxi, 600 IU vitamin D (tương đương 15mcg) và 250-300 mg Magie.
Chế độ vận động và luyện tập thể thao thích hợp
Trẻ em nên có ít nhất một giờ luyện tập thể dục mỗi ngày, nên đa dạng các loại bài luyện tập bao gồm tăng sức bền (chạy bộ, đạp xe), tăng độ dẻo dai (yoga, múa) và các bài tập tăng cường sức cơ (chống đẩy, bật nhảy). Ngoài ra, nên khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi ngoài trời, vận động thể lực hơn là dành thời gian xem TV hay chơi game trên các thiết bị thông minh.
Ngủ sớm và ngủ đủ giấc
Hormone tăng trưởng GH được sản xuất ra nhiều nhất vào thời gian 22 giờ đêm đến 1 giờ sáng trong điều kiện cơ thể nghỉ ngơi. Vì vậy, việc ngủ sớm đặc biệt quan trọng để giúp trẻ có thể phát triển chiều cao tốt. Ở mỗi độ tuổi thì trẻ có một thời gian ngủ cần thiết khác nhau, độ tuổi càng nhỏ thì thời gian ngủ của trẻ càng nhiều, đặc biệt lưu ý ở trẻ tiền dậy thì – dậy thì cần ngủ tối thiểu là 8 – 10 giờ/ngày.
Loại bỏ các yếu tố bất lợi
Các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển chiều cao của trẻ bao gồm môi trường sống nhiều khói bụi và ô nhiễm, áp lực đến từ gia đình hay học tập,… Một số bệnh lý mãn tính như hen suyễn, bệnh ruột viêm, thiếu máu,… cũng góp phần gây ảnh hưởng xấu đến việc tăng chiều cao của trẻ
Các thực phẩm chức năng hỗ trợ phát triển chiều cao
Viên GH CREATION Ex+
Xuất xứ từ Nhật Bản, với nhiều thành phần cần thiết xây dựng bộ xương như: Kẽm, Canxi, Arginine, Collagen tuýp 1. Đặc biệt là Bonpeppu (Bone peptide có nguồn gốc từ sữa bò) và Alpha-GPC có tác dụng kích thích sản sinh Hormone tăng trưởng GH tự nhiên, giúp tăng trưởng cơ thể và phát triển chiều cao.
Viên uống Healthy Care Kids Milk Calcium
Mỗi viên uống bao gồm 100IU Vitamin D3 và 270mg Canxi từ sữa. Sản phẩm dưới dạng viên nang mềm và có mùi thơm thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ. Đây là sản phẩm bổ sung thêm Canxi và vitamin D cho trẻ nhằm hỗ trợ phát triển xương và chiều cao có thể sử dụng cho trẻ từ 4 tháng tuổi.
Brauer Baby & Kids Liquid Vitamin D 400IU
Đây là sản phẩm bổ sung Vitamin D dạng dung dịch lỏng với hàm lượng 400IU Vitamin D3/0.1mL giúp hỗ trợ tăng cường hấp thu Canxi và phát triển xương cho trẻ, đồng thời Vitamin D còn tham gia hoạt động miễn dịch và tăng cường sức đề kháng.
Việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm mục đích hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ nên chỉ định trong trường hợp chế độ ăn của trẻ không đảm bảo cung cấp đủ theo nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu về Canxi và Vitamin D.