Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Tiến sĩ Ngô Anh Ngọc

Co-Founder, CEO PharmaDi

Nên mở nhà thuốc hay quầy thuốc?

Nên mở nhà thuốc hay quầy thuốc? So sánh ưu nhược điểm

Việc nên mở nhà thuốc hay quầy thuốc sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nhu cầu của cộng đồng, mức độ cạnh tranh trong khu vực và khả năng tài chính của bạn. Trong bài viết này, hãy cùng PharmaDi tìm hiểu ưu, nhược điểm của nhà thuốc và quầy thuốc để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với mục tiêu của bản thân.

Phân biệt quầy thuốc và nhà thuốc Tây

Sau đây, PharmaDi sẽ cung cấp các thông tin giúp bạn nắm được quầy thuốc và nhà thuốc khác nhau như thế nào.

Phân biệt quầy thuốc và nhà thuốc Tây
Phân biệt quầy thuốc và nhà thuốc Tây

Điểm giống nhau giữa nhà thuốc và quầy thuốc

  • Cả hai đều hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm.
  • Đều cần thành lập hình thức kinh doanh cá thể, doanh nghiệp.
  • Đều phải tuân thủ các quy định và thủ tục của pháp luật để được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm.
  • Đều được hưởng các quyền lợi như: Chính sách ưu đãi theo quy định pháp luật khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược phẩm, được quảng cáo thuốc theo quy định pháp luật.
  • Cả hai đều không được phép bán nguyên liệu làm thuốc, ngoại trừ các loại dược liệu.
Điểm giống nhau giữa nhà thuốc và quầy thuốc
Điểm giống nhau giữa nhà thuốc và quầy thuốc

Điểm khác nhau giữa nhà thuốc và quầy thuốc

Tiêu chíNhà thuốcQuầy thuốc
Người phụ trách chuyên mônNgười chịu trách nhiệm chuyên môn về dược tại nhà thuốc phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược (hay còn gọi là bằng dược sĩ).Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược tại quầy thuốc phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược hoặc tốt nghiệp trung cấp/cao đẳng ngành dược.
Địa bàn hoạt độngĐược phép mở ở bất kỳ khu vực nào.
  • Các xã, thị trấn.
  • Các khu vực mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ 1 cơ sở bán lẻ thuốc để phục vụ 2000 dân thì có thể mở quầy thuốc mới và được phép hoạt động trong vòng tối đa 03 năm tính từ ngày địa bàn được chuyển đổi.
Quyền lợi
  • Có quyền mua nguyên liệu làm thuốc để thực hiện pha chế thuốc theo đơn và bán các loại thuốc này tại cơ sở. Người quản lý chuyên môn về dược của nhà thuốc sẽ chịu trách nhiệm quản lý việc pha chế thuốc tại cơ sở.
  • Mua thuốc để bán lẻ (ngoại trừ vắc xin). Trong trường hợp mua, bán thuốc nằm trong Danh mục phải kiểm soát đặc biệt và thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ thì cần thực hiện theo đúng quy định tại Điều 34 của Luật này.
  • Tham gia cấp phát thuốc cho các chương trình bảo hiểm, y tế, dự án y tế khi đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của từng chương trình, dự án đó.
  • Người có bằng dược sĩ tại nhà thuốc được phép thay thế thuốc đã được kê trong đơn thuốc bằng một loại thuốc khác có cùng hoạt chất, liều lượng, đường dùng khi có sự đồng ý của người mua và phải chịu trách nhiệm về quá trình thay đổi thuốc này.
  • Có quyền mua, bán lẻ thuốc nằm trong Danh mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn (ngoại trừ vắc xin). Tại các quầy thuốc ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo và các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được phép bán thêm những loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Tham gia cấp phát thuốc cho các chương trình bảo hiểm, y tế, dự án y tế khi đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của từng chương trình, dự án đó.
Nghĩa vụNgười chịu trách nhiệm chuyên môn của nhà thuốc phải thực hiện các hoạt động dược lâm sàng theo quy định cụ thể tại các khoản 2, 3 và 6 của Điều 80 trong Luật Dược 2016, bao gồm:

  • Tư vấn và cung cấp các thông tin về thuốc cho người mua, người sử dụng thuốc.
  • Tư vấn và trao đổi với bác sĩ kê đơn trong trường hợp phát hiện việc kê đơn thuốc không hợp lý.
  • Tham gia giám sát và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

Đảm bảo điều kiện pha chế thuốc theo đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Tuân thủ các trách nhiệm được quy định tại khoản 2 của Điều 42 của Luật Dược 2016, bao gồm việc phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, tuân thủ và duy trì các điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh,…

Nên mở nhà thuốc hay quầy thuốc?

Việc nên mở nhà thuốc hay quầy thuốc sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tiền vốn, kiến thức, kinh nghiệm của chủ, vị trí lựa chọn kinh doanh, số lượng mặt hàng kinh doanh,… Do đó, bạn cần phải xem xét và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định.

Nên mở nhà thuốc hay quầy thuốc?
Nên mở nhà thuốc hay quầy thuốc?

4 yếu tố cần chú ý trước khi quyết định mở quầy thuốc hay nhà thuốc

  • Tiền vốn: Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất. Việc mở nhà thuốc sẽ cần số vốn cao hơn so với quầy thuốc bởi nhà thuốc thường sẽ có diện tích lớn và cung cấp nhiều loại thuốc hơn.
  • Kiến thức và kinh nghiệm của chủ: Việc mở nhà thuốc đòi hỏi bạn phải có kiến thức về dược phẩm và kinh nghiệm quản lý cao cũng như khả năng tư vấn cho khách hàng về các loại thuốc. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành này và muốn bắt đầu kinh doanh với quy mô nhỏ thì quầy thuốc sẽ là lựa chọn phù hợp hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải có kiến thức cơ bản về thuốc và quản lý cửa hàng.
  • Vị trí: Nếu bạn định kinh doanh dược phẩm tại các thành phố lớn, có nhiều dân cư và lưu lượng người qua lại lớn thì mở nhà thuốc sẽ là một lựa chọn phù hợp. Điều này giúp tăng cơ hội thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn kinh doanh dược phẩm tại các xã nhỏ, vùng ngoại ô thành phố thì quầy thuốc sẽ là lựa chọn tốt hơn.
  • Số lượng mặt hàng kinh doanh: Nếu bạn muốn cung cấp đa dạng các loại thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng cho khách hàng thì nhà thuốc sẽ là lựa chọn tốt. Bởi nhà thuốc thường có không gian lớn hơn để trưng bày và lưu trữ hàng hóa. Còn nếu bạn muốn tập trung vào một lĩnh vực cụ thể hoặc có nguồn cung cấp thuốc hạn chế thì quầy thuốc có thể là lựa chọn phù hợp hơn. Điều này giúp giảm chi phí và tối ưu việc quản lý hàng hóa.

So sánh ưu và nhược điểm của việc mở nhà thuốc và quầy thuốc

So sánh ưu và nhược điểm của việc mở nhà thuốc và quầy thuốc
So sánh ưu và nhược điểm của việc mở nhà thuốc và quầy thuốc
Tiêu chíMở nhà thuốcMở quầy thuốc
Vốn đầu tưCaoThấp
Kiến thức và kinh nghiệmCần có kiến thức về dược phẩm và kinh nghiệm kinh doanh nhà thuốcCó thể mở nếu có kiến thức cơ bản về dược phẩm và kinh nghiệm bán hàng
Quy mô kinh doanhLớnNhỏ
Vị tríCó thể mở ở nhiều vị trí khác nhauThường được mở ở khu vực tập trung đông dân cư
Lợi nhuậnCaoThấp
Rủi roCaoThấp

Như vậy, bài viết trên đây của PharmaDi đã giúp bạn so sánh ưu nhược điểm của nhà thuốc và quầy thuốc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp trong việc nên mở nhà thuốc hay quầy thuốc để kinh doanh.

Xem Thêm: Có Nên Dùng Dịch Vụ Mở Nhà Thuốc?

    Add to cart