Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Tiến sĩ Ngô Anh Ngọc

Co-Founder, CEO PharmaDi

Có Nên Mở Nhà Thuốc Nhượng Quyền

[Giải Đáp] Có Nên Mở Nhà Thuốc Nhượng Quyền Trong Bối Cảnh Cạnh Tranh Giữa Các Chuỗi Quá Khốc Liệt?

Để kịp thời đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao, các chuỗi nhà thuốc đang liên tục xuất hiện và mở rộng trên thị trường, điển hình như Pharmacity, FPT Long Châu, Trung Sơn Pharma,…Điều này đã tạo nên “cuộc đua” gay gắt để dành thị phần trong nước.

Như vậy, các Dược sĩ có nên mở nhà thuốc nhượng quyền không hay nên đầu tư xây dựng thương hiệu riêng trong bối cảnh ấy? PharmaDi sẽ phân tích để đưa ra góc nhìn khách quan nhất, từ đó anh/ chị có thể lựa chọn phương án phù hợp cho mình.

Tổng quan về nhà thuốc nhượng quyền

Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ đây là một mô hình kinh doanh mà trong đó Dược sĩ sẽ nhận nhượng quyền từ thương hiệu có sẵn và được sử dụng logo, tên gọi cũng như hệ thống quản lý của đối tác.

Tổng quan về nhà thuốc nhượng quyền
Tổng quan về nhà thuốc nhượng quyền

Tùy theo nội dung cam kết, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ một phần hoặc toàn diện từ nguồn hàng, marketing, quy trình vận hành đến nội dung đào tạo,…

Điều này rất có lợi cho chủ kinh doanh chưa có nhiều kinh nghiệm, có thể dựa vào bên nhượng quyền để bắt đầu hoạt động và phát triển được dễ dàng hơn.

Trường hợp Dược sĩ đã có cơ sở nhà thuốc sẵn của gia đình, mang tên tuổi riêng thì việc kế thừa hoạt động vẫn phổ biến hơn. Tuy nhiên, anh/ chị có thể cân nhắc thêm về các lợi ích do mô hình nhượng quyền mang lại để có chiến lược phát triển bền vững thời gian tới.

Lợi ích và thách thức khi mở nhà thuốc nhượng quyền

Mỗi mô hình kinh doanh đều có hai mặt ưu và khuyết điểm, nhà thuốc nhượng quyền cũng không ngoại lệ. 

Lợi ích của việc mở nhà thuốc nhượng quyền từ thương hiệu uy tín

  • Có được niềm tin khách hàng ngay từ đầu

Nhờ mang thương hiệu có tiếng từ ngày khai trương nên Dược sĩ gần như không mất thời gian xây dựng niềm tin của khách hàng nữa. Nhờ vậy, nhà thuốc nhượng quyền cũng dễ dàng có được tệp khách hàng trung thành của mình.

Đối với mô hình nhà thuốc truyền thống lại cần nhiều nỗ lực hơn để khách hàng biết đến và tin tưởng. Phạm vi lan tỏa thương hiệu cũng hạn chế, thường chỉ trong khu vực địa phương là chính.

  • Tỷ lệ thành công cao

Nhà thuốc nhượng quyền là thành viên trong một chuỗi hệ thống nhà thuốc được tổ chức một cách bài bản, có đầy đủ quy trình kinh doanh chuyên nghiệp để hỗ trợ việc vận hành hàng ngày.

Tỷ lệ thành công nhà thuốc nhượng quyền cao
Tỷ lệ thành công nhà thuốc nhượng quyền cao

Do đó, khi làm chủ nhà thuốc nhượng quyền, anh/ chị chỉ bỏ công sức học và tái hiện y như vậy, nếu gặp khó khăn có thể liên hệ bên nhượng quyền để hỗ trợ thường xuyên.

Khi mở nhà thuốc truyền thống, Dược sĩ cần tự xây dựng tất cả, từ quy trình nhập hàng, kiểm hàng, bán hàng, giao hàng, quản lý thông tin khách hàng, đào tạo và quản lý nhân sự,…

  • Nguồn hàng luôn có sẵn

Bên nhượng quyền thường cũng chính là nguồn cung ứng và sẽ luôn có chính sách chiết khấu hấp dẫn dành cho các nhà thuốc thành viên. Vì vậy, Dược sĩ không cần tốn thời gian, công sức đi săn nguồn hàng chất lượng, giá cạnh tranh nữa.

Ngược lại, nhà thuốc truyền thống cần tìm đến các chợ thuốc sỉ hoặc các nhà phân phối uy tín để chọn thuốc, thiết bị y tế, TPCN các loại và có cân nhắc kỹ về giá mua đầu vào, giá bán đầu ra, chất lượng,…để nhập hàng.

  • Không cần đau đầu với ý tưởng marketing

Nguyên nhân vì bên nhượng quyền sẽ lo tất tần tật hoạt động quảng bá ở các kênh để gia tăng độ nhận diện thương hiệu chung. Việc của chủ nhà thuốc là “hưởng” thành quả ấy mà thôi.

Trong khi đó, nhà thuốc truyền thống cần đầu tư công sức, nhân lực và kinh phí cho chiến dịch marketing riêng.

Thách thức khi mở nhà thuốc nhượng quyền trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay

Thách thức khi mở nhà thuốc nhượng quyền
Thách thức khi mở nhà thuốc nhượng quyền
  • Khó mở rộng thị phần

Trong thị trường ngành Dược hiện nay, các chuỗi nhà thuốc gần như bao phủ khắp các tỉnh thành, khiến việc cạnh tranh trở nên khó khăn hơn. Khi mở một nhà thuốc nhượng quyền mới cũng chính là lúc trở thành đối thủ trực tiếp của các chuỗi nổi tiếng.

Vì có quá nhiều sự lựa chọn tương đương, khả năng nhà thuốc của anh/ chị trở nên nổi bật trước khách hàng hay có được doanh thu hàng top trong khu vực không phải là chuyện dễ dàng.

  • Dễ bị ảnh hưởng khi có khủng hoảng truyền thông

Đây là điểm yếu của bất kỳ mô hình nhượng quyền nào, chỉ cần phát sinh vấn đề tai tiếng ở 1 thành viên trong chuỗi hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến thương hiệu chung và ngược lại.

Nếu mở nhà thuốc truyền thống thì tất nhiên anh/ chị hiếm khi bị ảnh hưởng tiếng xấu từ nhà thuốc khác do hoạt động kinh doanh hoàn toàn độc lập.

  • Cạnh tranh về giá

Tuy rằng dược phẩm thường không bị người mua trả giá, nhưng với số lượng nhà thuốc mở san sát nhau như lúc này, khách hàng hoàn toàn có thể đến mua ở nơi khác có giá tốt hơn hoặc có khuyến mãi thường xuyên.

  • Cạnh tranh về dịch vụ 

Tương tự nội dung trên, nếu dịch vụ tư vấn và chăm sóc không đủ tốt như đối thủ, việc có được khách hàng trung thành sẽ vô cùng nan giải.

  • Giới hạn trong các quy định và tiêu chuẩn của hệ thống nhượng quyền

Mỗi thương hiệu nhượng quyền luôn đặt ra các ràng buộc nhất định với các nhà thuốc thành viên. Điều này đảm bảo sự đồng bộ hoạt động trong hệ thống nhưng lại cản trở tính sáng tạo, độc đáo của các chủ nhà thuốc.

Vì vậy, nếu xét thấy không phù hợp với những quy định và tiêu chuẩn của thương hiệu ấy, Dược sĩ không nên quyết định mở nhà thuốc nhượng quyền vào lúc này.

Điều kiện để mở nhà thuốc nhượng quyền

Điều kiện để mở nhà thuốc nhượng quyền
Điều kiện để mở nhà thuốc nhượng quyền

Để mở được nhà thuốc nhượng quyền, Dược sĩ luôn cần chú ý đến một số tiêu chí quan trọng dưới đây.

Thủ tục pháp lý

  • Đăng ký giấy phép kinh doanh nhà thuốc
  • Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện để kinh doanh dược phẩm
  • Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP – Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc (nếu có)
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng lao động, hợp đồng nhượng quyền
  • Hồ sơ bằng cấp, chứng chỉ, sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm chuyên môn
  • Hồ sơ liên quan nhà thuốc: danh mục sản phẩm, biểu giá bán lẻ, các quy định, quy trình,…

Khả năng tài chính

  • Chi phí nhượng quyền thương hiệu
  • Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng
  • Chi phí thuê nhân sự
  • Chi phí chuẩn bị hồ sơ và xin cấp phép hoạt động kinh doanh
  • Chi phí nhập hàng

Tiêu chuẩn nhân sự

  • Dược sĩ tốt nghiệp Đại học ngành Dược mới có thể mở nhà thuốc, còn tốt nghiệp hệ Cao đẳng/ Trung cấp Dược chỉ mở được quầy thuốc.
  • Dược sĩ có ít nhất 18 tháng kinh nghiệm thực hành chuyên môn tại các cơ sở dược phù hợp.

Cơ sở vật chất

  • Địa điểm mặt bằng phù hợp
  • Nơi bảo quản thuốc, hóa chất,…đạt chuẩn
  • Đầy đủ trang thiết bị và tài liệu chuyên môn kỹ thuật

Các thương hiệu nhà thuốc nhượng quyền đáng tin cậy

Trong nước hiện có không ít thương hiệu nhà thuốc nhượng quyền có tiếng để anh/ chị cân nhắc hợp tác như:

  • Thương hiệu nhà thuốc Mariko
  • Thương hiệu nhà thuốc Green++
  • Thương hiệu nhà thuốc Big Family
  • Thương hiệu nhà thuốc Avina
  • Thương hiệu nhà thuốc Medi Pharma

Lựa chọn mô hình kinh doanh là bước quan trọng đối với bất kỳ Dược sĩ nào có mong muốn mở nhà thuốc. PharmaDi hy vọng rằng các thông tin trên đây đã giúp anh/ chị giải đáp được bâng khuâng có nên mở nhà thuốc nhượng quyền không và đưa ra quyết định hợp lý. 

Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi qua website pharmadi.vn hoặc Hotline 0976 768 909.

Xem Thêm: Nên mở nhà thuốc hay quầy thuốc? So sánh ưu nhược điểm

    Add to cart