Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Thạc sĩ Hoàng Phương Cúc

Co-Founder PharmaDi, Giám đốc PharmaDi Hà Nội

bị nấm âm đjao khi mang thai

Bị nấm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị nấm âm đạo khi mang thai là nhiễm trùng rất hay xảy ra ở mẹ bầu. Theo thống kê, có 20 – 30% phụ nữ có thai bị nhiễm nấm âm đạo. Vậy tình trạng này xảy ra do đâu và ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ của mẹ và bé? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau!

Bị nấm âm đạo khi mang thai là gì?

Nấm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm gây ra chủ yếu bởi một loại nấm gọi là Candida albicans. Đây là bệnh phụ khoa phổ biến hàng đầu ở chị em. Ước tính khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất một lần trong đời.

Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở phụ nữ mang thai, nhất là từ tháng thứ 3 thai kỳ. Đáng mừng là bị nấm âm đạo khi mang thai thường khu trú và tương đối dễ điều trị. Ngoài nấm âm đạo, mẹ bầu còn có nguy cơ cao mắc một số bệnh nhiễm trùng khác. Có thể kể đến là viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).

Viêm nấm âm đạo không phải bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy vẫn có một số yếu tố nguyên nhân liên quan đến tình dục làm tăng nguy cơ bị nấm âm đạo khi mang thai, nhưng yếu tố này thường không phổ biến.

Nấm âm đạo là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai từ tháng thứ 3
Nấm âm đạo là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai từ tháng thứ 3

Tại sao phụ nữ dễ bị nấm âm đạo khi mang thai

Nguyên nhân nhiễm nấm âm đạo

Ở trạng thái bình thường, âm đạo được bảo vệ bởi nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những yếu tố bảo vệ đó là lợi khuẩn âm đạo. Lợi khuẩn giúp kìm hãm hại khuẩn, giữ hệ vi sinh cân bằng, đảm bảo mức pH phù hợp,… Nhờ đó, âm đạo có thể chống lại sự viêm nhiễm.

Khi bị nhiều yếu tố bất thường tác động, lợi khuẩn sẽ sụt giảm gây mất cân bằng vi sinh. Từ đó tạo điều kiện cho nấm men phát triển quá mức gây nấm âm đạo. Một số nguyên nhân tác động lên sự cân bằng vi sinh là:

  • Biến động nội tiết tố: Trong thai kỳ, nồng độ estrogen có sự biến động bất thường. Khi estrogen tăng cao, cơ thể sẽ kích thích sản xuất glycogen tại niêm mạc âm đạo. Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho nấm men phát triển gây nấm âm đạo.  
  • Suy yếu miễn dịch: Mang thai sẽ làm ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể mẹ một cách tự nhiên. Điều này giúp đảm bảo thai nhi không bị cơ thể đào thải do nhầm lẫn với tác nhân lạ. Vì vậy khả năng chống lại nấm men cũng suy giảm dẫn đến bị nấm âm đạo khi mang thai.
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Phụ nữ có thai sẽ gặp tình trạng tăng tiết dịch âm đạo do nguyên nhân sinh lý. Từ đó tạo ra môi trường ẩm ướt thuận lợi làm nấm men phát triển mạnh mẽ gây viêm.
Nội tiết tố thay đổi là nguyên nhân khiến chị em bị nấm âm đạo khi mang thai
Nội tiết tố thay đổi là nguyên nhân khiến chị em bị nấm âm đạo khi mang thai

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố về lối sống cũng có thể làm tăng nguy cơ nấm âm đạo khi mang thai. Chẳng hạn như:

  • Đang dùng thuốc nội tiết tố, steroid.
  • Đang điều trị bằng kháng sinh, nhất là khi tự ý hoặc lạm dụng kháng sinh.
  • Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ hoặc có lượng đường trong máu cao
  • Thụt rửa âm đạo, quan hệ tình dục…
Lạm dụng thuốc kháng sinh rất dễ khiến nấm âm sinh sôi tại âm đạo
Lạm dụng thuốc kháng sinh rất dễ khiến nấm âm sinh sôi tại âm đạo

Dấu hiệu viêm nấm âm đạo khi mang thai

Các biểu hiện bị nấm âm đạo khi mang thai sẽ khác nhau tùy theo mức độ nhiễm trùng. Thông thường, các biểu hiện này sẽ trở nên khó chịu hơn vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Một số dấu hiệu để mẹ bầu nhận biết sớm tình trạng nấm âm đạo khi mang thai là:

  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Dịch âm đạo đổi màu, thường là màu trắng đục hoặc vàng, nâu.
  • Khí hư đặc, đông vón, lợn cợn
  • Ngứa và kích ứng vùng kín
  • Âm đạo, âm hộ nóng đỏ, sưng tấy
  • Tiểu nhiều, tiểu rắt
  • Đau khi đi tiểu và quan hệ
Nên nhận biết sớm những triệu chứng bị nấm âm đạo khi mang thai
Nên nhận biết sớm những triệu chứng bị nấm âm đạo khi mang thai

Bị nấm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị nấm âm đạo khi mang thai là tình trạng phổ biến và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Điều đáng mừng là nấm âm đạo khi mang thai thường không quá nguy hiểm. Nhìn chung, bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu khó kiểm soát hơn 6 tháng sau. Tuy nhiên đây vẫn là loại viêm nhiễm an toàn, ít gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, nấm âm đạo dai dẳng trong thai kỳ vẫn có thể dẫn đến một số biến chứng phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm màng ối, sinh non,…

Cần lưu ý bệnh vẫn có thể lây lan từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ. Sự lây lan này làm trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh tưa miệng (tưa lưỡi). Tuy nấm âm đạo và bệnh tưa miệng đều có thể điều trị hoàn toàn bằng thuốc kháng nấm nhưng mẹ bầu vẫn nên phát hiện và chữa nấm càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến bé.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao bị nấm âm đạo mạn tính. Tình trạng này xuất hiện khi nấm âm đạo tái phát nhiều lần trong suốt thai kỳ. Triệu chứng của nấm âm đạo mạn tính nghiêm trọng và khó giải quyết hơn nấm âm đạo thông thường. Tuy nhiên, hầu hết các loại nấm âm đạo đều có thể chữa khỏi mà không để lại biến chứng.

Nấm âm đạo thường ít nguy hiểm nhưng có thể gây bệnh tưa miệng ở trẻ sơ sinh
Nấm âm đạo thường ít nguy hiểm nhưng có thể gây bệnh tưa miệng ở trẻ sơ sinh

Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu nấm âm đạo khi mang thai?

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi gặp các dấu hiệu nghi ngờ nấm âm đạo, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Nhất là khi các dấu hiệu này xuất hiện 3 tháng đầu thai kỳ.

Một số dấu hiệu nấm âm đạo khi mang thai có thể bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa nghiêm trọng hơn. Do đó chị em cần được chẩn đoán và chữa trị sớm để đảm bảo an toàn suốt thai kỳ. Chữa trị sớm còn giúp hạn chế xuất hiện triệu chứng nặng hơn gây cản trở sinh hoạt hằng ngày.

Nên đến khám tại Khoa Phụ sản khi có dấu hiệu bị nấm âm đạo
Nên đến khám tại Khoa Phụ sản khi có dấu hiệu bị nấm âm đạo

Chẩn đoán nấm âm đạo

Việc chẩn đoán nấm âm đạo khi mang thai thường bắt đầu bằng việc hỏi bệnh. Một số thông tin mà bác sĩ cần khai thác để định hướng chẩn đoán là:

  • Thời gian và mức độ xuất hiện triệu chứng
  • Các yếu tố nguy cơ có thể có
  • Tình trạng sức khỏe thai kỳ

Sau khi hỏi bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng chậu để xác định các dấu hiệu bất thường. Chẳng hạn như khí hư đông vón bám tại thành âm đạo, tình trạng sưng tấy, đỏ ửng vùng kín…

Để góp phần xác định chẩn đoán, một số cận lâm sàng có thể được thực hiện là:

  • Soi tươi dịch tiết âm đạo để biết tác nhân gây bệnh là nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng,…
  • Nuôi cấy mẫu dịch để biết chính xác loại nấm gây bệnh.
  • Siêu âm, chụp X-quang vùng chậu để phân biệt với các bệnh phụ khoa khác.
Có nhiều phương pháp khác nhau giúp bác sĩ chẩn đoán nấm âm đạo khi mang thai
Có nhiều phương pháp khác nhau giúp bác sĩ chẩn đoán nấm âm đạo khi mang thai

Điều trị nấm âm đạo

Nấm âm đạo khi mang thai là bệnh phụ khoa tương đối ít nguy hiểm và có thể chữa khỏi. Tuy vậy, sử dụng thuốc và can thiệp điều trị cho phụ nữ mang thai vẫn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Do đó việc điều trị cho mẹ bầu gặp nhiều khó khăn hơn so với thông thường.

Trong một số trường hợp không triệu chứng, bệnh nhân có thể theo dõi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, việc theo dõi tại nhà này chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của bác sĩ.

Đối với phụ nữ có thai, bác sĩ sẽ hạn chế kê đơn thuốc kháng nấm đường uống để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn lên mẹ và bé. Thay vào đó, thuốc kháng nấm tại chỗ thường được sử dụng phổ biến hơn. Chẳng hạn như thuốc mỡ dạng bôi, viên đặt âm đạo,…

Nhóm thuốc kháng nấm thường được sử dụng nhất là azole bôi tại chỗ. Một số thuốc kem bôi thuộc nhóm corticosteroid cũng có thể được dùng để giảm triệu chứng.

Triệu chứng nấm âm đạo sẽ giảm sau vài ngày điều trị bằng thuốc đúng cách. Tuy nhiên không được tự ý dừng mà phải bôi theo đúng số ngày hướng dẫn. Một số chị em có thể mất đến hơn 2 tuần để loại bỏ hoàn toàn tình trạng viêm nhiễm.

Cần lưu ý phụ nữ có thai chỉ được dùng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc hoặc dùng mẹo dân gian để chữa nấm âm đạo khi mang thai. Ngoài việc tuân thủ tuyệt đối liều dùng – cách dùng thuốc, chị em cũng nên kết hợp xây dựng dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để loại bỏ nấm âm đạo nhanh chóng, hiệu quả. 

Phụ nữ có thai phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị nấm của bác sĩ
Phụ nữ có thai phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị nấm của bác sĩ

Phòng ngừa nấm âm đạo khi mang thai

Để phòng ngừa bị nấm âm đạo khi mang thai, bạn có thể thực hiện một số lời khuyên sau:

  • Mặc đồ lót bằng vải cotton rộng rãi, thoáng khí.
  • Làm khô vùng kín sau khi tắm và vệ sinh.
  • Tránh mặc quần áo ẩm ướt.
  • Bổ sung lợi khuẩn phụ khoa cho vùng kín.
  • Hạn chế thức ăn ngọt nhiều đường để tránh thúc đẩy sự phát triển của nấm men.
  • Tránh sử dụng giấy vệ sinh, băng vệ sinh hoặc dung dịch vệ sinh có mùi hương.
  • Không nên ngâm bồn nước nóng hoặc bồn xà phòng.
  • Không nên thụt rửa âm đạo.
Nên phòng ngừa nấm âm đạo từ sớm để tránh gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi
Nên phòng ngừa nấm âm đạo từ sớm để tránh gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi

Bị nấm âm đạo khi mang thai tuy phổ biến nhưng không quá nguy hiểm đến mẹ và bé. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn nên chú ý các dấu hiệu để chữa trị kịp thời. Chia sẻ bài viết này đến mọi người để cùng bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ mang thai nhé!

Nguồn tham khảo: Birth Injury, UT Southwestern Medical Center, Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ,…

    Đăng ký nhận nội dung hữu ích

    Sản phẩm liên quan

    X
    Add to cart