Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Thạc sĩ Hoàng Phương Cúc

Co-Founder PharmaDi, Giám đốc PharmaDi Hà Nội

Bổ Sung Sắt Cho Cơ Thể Như Thế Nào?

Bổ sung sắt cho cơ thể như thế nào?

Sắt là một chất khoáng vi lượng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống của con người. Sắt tham gia vào các chức năng sinh học, tham gia vận chuyển oxy tới các cơ quan trong cơ thể, lưu giữ oxy cho cơ vận động, là thành phần của enzym và xúc tác nhiều phản ứng sinh học. Sự thiếu hụt sắt không chỉ ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, nếu tình trạng thiếu hụt trở nên nặng nề. Bổ sung sắt cho cơ thể cần như thế nào?

Các nguồn thực phẩm tự nhiên chứa sắt

Sắt trong khẩu phần thường xuất hiện dưới 2 dạng: sắt hem và sắt không hem. Sắt hem là sắt chứa hemoglobin, được tìm thấy hầu hết trong thịt nạc, hải sản, thịt gia cầm và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố có trong khẩu phần. Sắt không hem không chứa hemoglobin và đến phần lớn từ chế độ ăn, có nhiều trong rau xanh, một số loại ngũ cốc, các loại hạt và trái cây… Mức độ hấp thu của dạng sắt này khá thấp, khoảng 2-15% và phụ thuộc nhiều vào sự có mặt của các chất hỗ trợ hoặc kìm hãm hấp thu có trong chế độ ăn.

Bổ Sung Sắt Cho Cơ Thể Như Thế Nào?


Nhu cầu sắt của cơ thể 

Nhu cầu sắt ở nam giới là 10mg/ ngày, ở nữ là 15mg/ngày. Phụ nữ có thai, cho con bú và trong thời kỳ kinh nguyệt có nhu cầu tăng gấp đôi, từ 30-60mg/ ngày. Trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên có tốc độ tăng trưởng nhanh nên cũng cần tăng nhu cầu sắt. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 10% lượng sắt ăn vào được hấp thu (10mg ăn vào/1 mg hấp thu). Lượng sắt ăn vào không đủ kèm theo tỷ lệ hấp thu thấp là nguyên nhân dẫn tới hầu hết các bệnh lý thiếu máu ở các nước đang phát triển, đặc biệt đối với các đối tượng có nhu cầu sắt cao, vì vậy cần phối hợp thêm các biện pháp bổ sung sắt. 

Các chế phẩm bổ sung sắt : Hữu cơ , Vô cơ và Chelate

Sắt vô cơ

Sắt vô cơ là hợp chất được tạo bởi sắt và gốc vô cơ. Sắt vô cơ được biết đến phổ biến nhất là sắt II sulfat (FeSO4), đây được coi là loại bổ sung sắt thế hệ đầu tiên. Sắt vô cơ hấp thu nhanh nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực trên đường tiêu hóa như cảm giác buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy, táo bón, dẫn tới khó khăn trong việc sử dụng và duy trì. 

Sắt hữu cơ

Sắt hữu cơ là hợp chất được tạo bởi sắt và gốc hữu cơ như Sắt (II) Fumarat, Sắt (II) gluconat, Sắt (III) polymaltose,… Dưới dạng này, sắt được hấp thu chậm hơn, tránh sự tăng đột ngột và các kích thích lên tiêu hóa, hạn chế các phản ứng tiêu cực so với sắt vô cơ: ít có cảm giác buồn nôn, nôn, tiêu chảy hay táo bón,… 

Sắt chelate 

Sắt vô cơ và hữu cơ đã sớm được đưa vào các chế phẩm để bổ sung sắt, tuy nhiên việc sử dụng sắt dưới 2 dạng này vẫn gây nhiều khó khăn cho người dùng vì mùi vị tanh, khó nuốt, ngoài ra còn bị cản trở hấp thu nhiều bởi các chất có trong chế độ ăn. Sắt chelate đã được các nhà nghiên cứu đưa vào để cải thiện tình trạng này. 

Sắt chelate là một dạng sắt đã được biến đổi về mặt hóa học, được đưa vào cơ thể cùng một acid amin liên kết với nó. Dạng sắt này cho phép sắt đi qua hệ thống tiêu hóa mà không bị phân hủy, đồng thời liên kết amin giúp hấp thu sắt hiệu quả hơn. Một nghiên cứu năm 2017 trên 150 phụ nữ mang thai bị thiếu máu thiếu sắt đã được bổ sung sắt chelate và sắt fumarat trong 12 tuần, kết quả cho thấy đều có sự tăng hemoglobin ở cả 2 nhóm, người dùng sắt chelate cho kết quả nhanh hơn. Tác dụng phụ như táo bón và đau bụng cũng được ghi nhận ở nhóm không dùng sắt chelate cao hơn đáng kể so với dùng sắt chelate. Các triệu chứng phụ như buồn nôn, nôn và tiêu chảy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm này.  

 

Một số tác dụng phụ khi bổ sung sắt 

Bên cạnh tác dụng ngăn ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt, các chế phẩm bổ sung sắt có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn: 

  • Táo bón hoặc tiêu chảy: thường gặp. Nên uống nhiều nước trong ngày để hạn chế tác dụng phụ này. 
  • Buồn nôn và nôn: Nên lựa chọn sản phẩm mùi vị dễ uống, liều lượng phù hợp, tránh sử dụng liều quá cao
  • Gây ố màu răng

Các lưu ý khi sử dụng chế phẩm bổ sung sắt 

  • Không nên uống sắt và canxi cùng lúc, vì chúng cạnh tranh sự hấp thu lẫn nhau. Khi cần bổ sung cả sắt và canxi, nên uống cách xa nhau ít nhất 2-3 tiếng. 
  • Các đối tượng không mắc bệnh lý dạ dày ruột nên uống sắt lúc đói để sắt hấp thu tốt nhất. Đối với các chế phẩm bổ sung dưới dạng sắt III, nên sử dụng cùng các loại nước ép giàu vitamin C, vì vitamin C có thể khử Sắt III thành Sắt II giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. 
  • Không nên uống sắt cùng bữa ăn, do phytate có trong ngũ cốc, các loại hạt, trong rau cũng làm hạn chế sự hấp thu của sắt. 

Viên sắt Feroglobin 

Feroglobin là sản phẩm bổ sung sắt hữu cơ có nguồn gốc từ Anh Quốc. Các thành phần chính bao gồm: Sắt, Kẽm, Đồng, Acid folic, Vitamin B6, Vitamin B12… giúp hỗ trợ tạo máu, nâng cao sức đề kháng. 

Bổ Sung Sắt Cho Cơ Thể Như Thế Nào?

Thành phầnHàm lượng
Sắt nguyên tố ( từ Sắt Fumarat)17mg
Kẽm12mg
Đồng1000mcg
Acid folic 400mcg
Vitamin B65mg
Vitamin B1210mcg

 

Sắt trong Feroglobin là sắt hữu cơ, dễ tiêu hóa và hấp thu, đồng thời hạn chế tình trạng nóng trong, táo bón, gây khó chịu cho người sử dụng, đặc biệt các mẹ bầu có nhu cầu cao và cần bổ sung trong thời gian dài. Các thành phần khác của Feroglobin cũng giúp cơ thể tổng hợp tế bào máu, hỗ trợ tăng cường miễn dịch, dự phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi,… 

Feroglobin là một sản phẩm bổ sung sắt và một số vi chất an toàn, phù hợp cho phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ vị thành niên hoặc các đối tượng có thiếu máu. 

Tổng kết 

Sắt có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt đối với các đối tượng có nhu cầu cao, chế độ ăn không cung cấp đủ, việc sử dụng chế phẩm sắt để bổ sung là điều cần thiết. Việc hiểu rõ về nhu cầu, các loại sắt, cách sử dụng… giúp bạn lựa chọn chế phẩm một cách phù hợp và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

Một số chế phẩm bổ sung sắt tham khảo 

Vitabiotics Feroglobin viên (sắt hữu cơ)

Vitabiotics Feroglobin lỏng (sắt hữu cơ)

Brauer Liquid Multivitamin with Iron (sắt vô cơ)

    Đăng ký nhận nội dung hữu ích

    Sản phẩm liên quan

    X
    Add to cart