Hệ xương khớp là bộ khung nâng đỡ cơ thể, đồng thời vận hành đều đặn như một cỗ máy trong suốt cuộc đời con người. Theo thời gian, cấu trúc cũng như chức năng của xương khớp có thể suy giảm biểu hiện bằng những vấn đề xương khớp “đau lưng, mỏi gối, tê tay” gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Vậy những vấn đề xương khớp ở người cao tuổi thường gặp là gì, nguyên nhân do đâu, ảnh hưởng như thế nào và cần làm gì để hỗ trợ, phòng ngừa chúng?
Vấn đề xương khớp nào thường gặp ở người cao tuổi?
Loãng xương
Loãng xương xuất hiện do mất cân bằng, trong đó quá trình huỷ xương diễn ra nhanh hơn quá trình tạo xương, hậu quả là khối lượng xương giảm dần, cùng với những thay đổi trong cấu trúc làm cho xương dễ gãy. Như vậy có thể hiểu, loãng xương tức là giảm sức mạnh của xương.
Loãng xương ở người cao tuổi gồm 2 dạng:
- Loãng xương nguyên phát gồm
Type1: Loãng xương sau mãn kinh: Thường xảy ra ở phụ nữ
50-60 tuổi, sau mãn kinh từ 5-15 năm.
Type2: Loãng xương tuổi già: xuất hiện ở cả nam và nữ, thường trên 70 tuổi.
- Loãng xương thứ phát: do dùng một số thuốc trong thời gian dài hoặc do một số bệnh lý khác dẫn tới loãng xương.
Thoái hoá khớp gối
Thoái hoá khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và đầu xương, dẫn tới mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.
Thoái hóa khớp thường có triệu chứng ở độ tuổi 40 và 50 và gần như phổ biến (mặc dù không phải lúc nào cũng có triệu chứng) khi ở tuổi 80.
Thoái hoá cột sống thắt lưng
Thoái hoá cột sống thắt lưng là bệnh lý tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hoá sụn khớp, đĩa đệm và các đốt sống.
Nguyên nhân
Tuổi
Tuổi càng cao thì mật độ xương càng giảm, sau 40 tuổi thì mật độ xương sẽ giảm ở cả nam và nữ, gọi là hiện tượng mất xương. Ở người già có sự mất cân bằng, chức năng của tế bào tạo xương bị suy giảm dẫn tới tình trạng “mất xương”. Thêm vào đó, sự hấp thu canxi ở ruột của người già cũng hạn chế dẫn đến thiếu canxi và dần dần tới loãng xương.
Giống như xương, các khớp cũng thoái hoá dần theo thời gian. Thoái hoá khớp tự nhiên xảy ra sau tuổi 40, và tiến triển nhanh dần sau 50 tuổi.
Dinh dưỡng
Canxi là một trong những khoáng chất chính tạo nên xương, nhưng cơ thể không tự tạo canxi được mà phải nạp từ ngoài vào. Canxi trong cơ thể dự trữ chủ yếu ở xương (99% ở xương và răng). Vì vậy nếu cơ thể thiếu canxi thì sẽ huy động canxi từ xương, lâu dài khiến xương mất dần canxi gây loãng xương.
Vitamin D cũng quan trọng không kém, nó giúp hấp thu canxi và phospho ở ruột. Ngoài ra magie, kẽm và vitamin K2 cũng là các vi lượng tham gia vào quá trình vận chuyển canxi vào xương.
Hormone
Sự mất xương ở nữ xuất hiện sớm hơn 15-20 năm so với nam giới là do hậu quả của sự suy giảm chức năng buồng trứng sau mãn kinh, cụ thể là suy giảm nồng độ Estrogen. Bởi vì Estrogen có vai trò quan trọng trong việc duy trì khối lượng xương.
Thuốc
Sử dụng dài hạn một số thuốc gồm: thuốc chống động kinh (Dihydan), thuốc chữa tiểu đường (Insulin), thuốc chống đông (Heparin) và đặc biệt là nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid (Corticosteroid vừa ức chế trực tiếp quá trình tạo xương vừa làm giảm hấp thu calci ở ruột và tăng bài xuất calci ở thận và làm tăng quá trình hủy xương). Những tác động này dẫn tới loãng xương.
Đặc biệt, vì hiệu quả giảm đau, kháng viêm nhanh, Corticoid rất hay bị lạm dụng. Ở người già thường gặp trường sử dụng Corticoid trong thời gian dài để giảm đau khớp, không chỉ dẫn tới loãng xương còn có những biến chứng nguy hiểm như suy thượng thận, hội chứng Cushing.
Lối sống, chế độ vận động
Lối sống tĩnh tại, lười vận động, lạm dụng rượu bia, thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ gây loãng xương. Người béo phì thì trọng lượng cơ thể lớn tạo áp lực lên tất cả các khớp, cột sống, khớp háng và nhất là khớp gối, lâu dài thoái hoá khớp là điều khó tránh khỏi.
Một yếu tố khác cũng làm tăng gánh nặng lên xương khớp đó là chế độ làm việc nặng trong thời gian dài hoặc làm việc sai tư thế.
Ảnh hưởng tới cuộc sống
Gây đau nhức, hạn chế vận động
Loãng xương là bệnh lý diễn biến âm thầm, không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng cho tới khi có biến chứng. Các biểu hiện khi có biến chứng gồm đau xương, đau lưng cấp tính hoặc mạn tính.
Bệnh nhân thoái hoá cột sống thắt lưng thường đau lưng, không xoay trở hay cúi gập người được, thậm chí nằm bất động. Các bệnh nhân thoái hoá khớp gối gặp khó khăn khi gập – duỗi – xoay gối nên hạn chế di chuyển.
Biến dạng xương khớp, không hồi phục
Khi diễn tiến đến giai đoạn nặng, loãng xương gây biến dạng, gù vẹo cột sống, giảm chiều cao do các thân đốt sống bị gãy, biến dạng lồng ngực làm cản trở hô hấp, nặng nhất là gãy xương.
Tương tự, thoái hoá cột sống làm xẹp các thân đốt sống, hình thành các gai cột sống gây đau, nguy hiểm nhất là các đốt sống bị thoái hoá dẫn tới thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh toạ gây đau dọc từ lưng xuống chân, thậm chí liệt vận động của bên chân bị chèn ép.
Thoái hoá khớp gối làm bào mòn lớp sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo các gai xương, hẹp khe khớp. Hậu quả là gây đau khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, biến dạng trục chi.
Giảm chất lượng cuộc sống
Một người với cái chân đau thì không thể quên đi cái chân đau của mình mà nghĩ tới chuyện khác được. Đó chỉ là một ví dụ để thấy rõ ràng xương khớp ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống, vì đi lại vận động là nhu cầu cơ bản và thiết yêu của mọi người. Người đau xương khớp đi lại vận động khó khăn nên thường khó chịu, buồn rầu, mệt mỏi, ăn uống kém, thậm chí lâu dài kéo theo các bệnh lý khác.
Làm gì để giảm nỗi lo xương khớp ở người cao tuổi
Những biến chứng của loãng xương, thoái hoá cột sống, thoái hoá khớp gối đều trải qua diễn tiến trong thời gian dài, khi đã có biến dạng thì không thể can thiệp để đảo ngược tiến trình lại được. Bởi vậy, các bệnh lý này cần được phòng ngừa và phát hiện để điều trị làm chậm tiến triển từ sớm.
Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cân đối, đa dạng để đảm bảo sức khoẻ. Bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, phospho, magie, kẽm, protein để duy trì xương khoẻ mạnh. Đồng thời cần duy trì cân nặng phù hợp, BMI từ 18,5 – 23 để tránh tạo áp lực lên xương khớp.
Nhu cầu hàng ngày ở người cao tuổi (Bộ Y Tế khuyến cáo)
- Canxi 1200-1500 mg/ ngày
- Vitamin D 600-800 IU/ ngày
Chế độ vận động, lối sống
Tăng cường vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì sự dẻo dai của xương khớp. Người bị đau thì có thể vận động nhẹ nhàng tại chỗ, đi bộ, đạp xe hoặc bơi nếu có thể. Hạn chế rượu bia, thuốc lá.
Biện pháp dùng thuốc
Có 2 nhóm thuốc các dược sĩ có thể tham khảo để giúp ích trong các bệnh xương khớp ở người cao tuổi.
Thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho xương, khớp
Vitabiotics Osteocare Plus
Thành phần của Osteocare cung cấp tăng cường canxi, vitamin D3 cùng các vi lượng magie, kẽm, đồng, mangan giúp duy trì xương khoẻ mạnh. Bên cạnh đó còn bổ sung Glucosamine và Chondroitin giúp tăng bôi trơn khớp và hỗ trợ sụn khớp. Liều dùng: 3 viên/ ngày
Thực phẩm bổ sung dưỡng chất, giảm triệu chứng đau, tái tạo sụn khớp.
Arkopharma Chondro-aid 100% Articulation
Viên uống xương khớp Arkopharma Chondro-aid 100% Articulation cho hiệu quả hỗ trợ giảm đau mạn tính sau 7 ngày nhờ chiết xuất nhũ hương cô đặc.
- Nhũ hương có dụng kháng viêm mạnh nhờ hoạt chất Acetyl-11-keto-β-boswellic có trong nhựa của loài cây này với cơ chế ức chế chất trung gian gây viêm giúp hỗ trợ giảm cơn đau mạn tính hiệu quả.
- Glucosamin vừa là thành phần cơ bản của hệ sụn và chất dịch bôi trơn khớp vừa kích thích quá trình tổng hợp sụn và có tác động kháng viêm hỗ trợ giảm đau khớp
- Collagen type 2 là loại collagen chính tạo nên sụn khớp
- Vitamin C tham gia tổng hợp collagen sụn khớp
- Mangan tham gia vào quá trình sinh tổng hợp collagen và thúc đẩy sự hình thành các mô liên kết như gân, dây chằng
- Vitamin D3 kích thích hấp thu canxi.
Mỗi 2 viên Chondro-aid 100% Articulation chứa 1125mg Glucosamine, 100mg Nhũ hương cô đặc, 40mg Collagen típ 2, 24mg Vitamin C, 1mg Mangan & 5µg Vitamin D3.
Liều dùng: Người lớn, uống 2 viên/ngày. Nên dùng liên tục ít nhất 3 tháng
Genacol
Dòng sản phẩm Genacol gồm Genacol Pain Relief, Genacol Plus và Genacol Original. Điểm chung là 3 sản phẩm này đều chứa thành phần Aminolock Collagen thuỷ phân (từ bò) có tác dụng tái tạo sụn khớp. Đặc biệt với công nghệ thuỷ phân collagen độc quyền, Genacol tạo ra các phân tử peptide có kích thước rất nhỏ, nhỏ hơn 400-500% so với collagen thông thường. Với điểm nổi trội này, chỉ cần 3 viên Genacol mỗi ngày đã đủ lượng collagen cần thiết cho sụn khớp (collagen thông thường phải dùng 13-16 viên nang 600gr). Liều dùng: 3 viên/ ngày
- Genacol Pain Relief là sự kết hợp giữa Aminolock Collagen hỗ trợ tái tạo sụn khớp và Chiết xuất Màng Trứng thuỷ phân có tính kháng viêm tự nhiên giúp giảm triệu chứng đau và cứng khớp do thoái hoá khớp trong vòng 5 ngày.
- Genacol Plus: Khi cơn đau đã giảm dần, nhưng sụn khớp vẫn cần được bổ sung dinh dưỡng để tái tạo và duy trì. Genacol Plus kết hợp Aminolock collagen có tác dụng hỗ trợ tái tạo sụn khớp và Glucosamine. Glucosamin vừa là thành phần cơ bản của hệ sụn và chất dịch bôi trơn khớp vừa kích thích quá trình tổng hợp sụn và có tác động kháng viêm hỗ trợ giảm đau khớp
- Genacol Original chứa 100% Aminolock Collagen sẽ duy trì và tái tạo sụn khớp sau khi các triệu chứng đau đã thuyên giảm.
Ưu điểm của dòng sản phẩm Genacol là các thành phần đều chiết xuất từ thiên nhiên nên phù hợp để sử dụng lâu dài.
Tóm tắt
Trên đây là thông tin về những vấn đề thường gặp về xương khớp ở người cao tuổi, các dược sĩ có thể tham khảo những dòng sản phẩm đã đề cập trong quá trình kê đơn để cải thiện tình trạng loãng xương, đau khớp, thoái hoá khớp cho bệnh nhân.