Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Thạc sĩ Hoàng Phương Cúc

Co-Founder PharmaDi, Giám đốc PharmaDi Hà Nội

Chondroitin – vai trò đối với sụn khớp và tác dụng trong điều trị thoái hóa khớp

Chondroitin là thành phần có trong nhiều thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho xương khớp. Chondroitin ở trong các sản phẩm ở dưới dạng Chondroitin Sulfate và thường kết hợp với Glucosamine. Vậy Chondroitin là gì và tác dụng thế nào đối với việc cải thiện tình trạng thoái hóa khớp, các dược sĩ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Chondroitin là gì? 

Chondroitin là hợp chất hữu cơ thuộc nhóm proteoglycan (hay gọi là nhóm mucopolysaccharid). Chondroitin có cấu tạo bởi chuỗi dài gồm nhiều đơn vị kết hợp đường và protein. Ở trong cơ thể, chondroitin là thành phần ở sụn khớp, xương, da, ở thành các động mạch và giác mạc mắt. 

Ở ngoài tự nhiên, chondroitin có trong sụn động vật như lợn, bò, đặc biệt nguồn dồi dào từ sụn vi cá mập. Do đó, đây là nguồn chondroitin được lấy để làm thành phần trong các thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, chondroitin cũng được tổng hợp theo phản ứng hóa học. 

2. Vai trò của Chondroitin đối sức khỏe sụn khớp 

Chondroitin Sulfate có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể là giữ nước, cung cấp nước cho các mô khi cần thiết. Chondroitin chứa rất nhiều trong sụn, khoảng 40% khối lượng sụn khô. 

Cách tốt nhất để tái tạo sụn khớp và giúp sụn khớp khỏe mạnh là bổ sung Chondroitin. Bên cạnh đó, Chondroitin còn hỗ trợ làm tăng dịch khớp, giúp khớp hoạt động trơn tru hơn.

(Chondroitin thành phần quan trọng của sụn khớp) 

3. Chondroitin và bệnh thoái hóa khớp

Chondroitin được biết đến là thành phần có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái khớp. Tác dụng này bằng cách ức chế các enzym làm phá hủy sụn, bào mòn sụn khớp. Đồng thời, còn giúp kích thích tăng các enzym có vai trò xúc tác phản ứng tổng hợp acid hyaluronic – là hoạt chất giúp khớp hoạt động tốt hơn. 

Bên cạnh đó, chondroitin sulfate còn làm kích thích quá trình tổng hợp thành phần cơ bản của sụn khớp là proteoglucan. Do vậy, chondroitin có  tác dụng tái tạo mô sụn, đảm bảo sụn chắc khỏe. 

Chondroitin sulfate được dùng trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, tác dụng hỗ giảm đau khớp của Chondroitin sulfate không dùng riêng lẻ mà kết hợp cùng glucosamine. 

Có nghiên cứu cho thấy rằng Chondroitin sulfate dùng 800mg/ngày có tác dụng vượt trội so với giả dược và tương tự như celecoxib( thuốc giảm đau chống viêm không steroid).  Chondroitin sulfate đã cho thấy tác dụng trong việc giảm đau và cải thiện chức năng trong hơn 6 tháng ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối có triệu chứng. Và có ý kiến dùng  Chondroitin sulfate như một phương pháp điều trị đầu tay trong quản lý y tế đối với bệnh viêm khớp gối. ( tham khảo thêm tại https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28533290/)

Tuy nhiên, nghiên cứu khác lại cho thấy, Glucosamine và Chondroitin sulfat đơn độc hoặc kết hợp không có tác dụng làm giảm đau hiệu quả ở nhóm bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Các phân tích thăm dò cho thấy, sự kết hợp giữa glucosamine và chondroitin sulfate có thể có hiệu quả với nhóm bệnh nhân đang bị đau đầu gối từ trung bình đến nặng. (tham khảo nghiên cứu: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16495392/)

Với những cơn đau thắt lưng, nguyên do là nhiều axit lactic tạo ra khi làm việc nặng nhọc, pH giảm và protein cơ bị thoái hóa. Từ đó dẫn tới vùng thắt lưng bị đau, cứng khó khăn trong vận động. Khi đó, chondroitin sulfate có vai trò  hấp thụ chất algogen gây ra bởi rất nhiều axit lactic. Đồng thời làm tăng độ ẩm cho đĩa đệm giữa các khớp, giúp vùng thắt lưng bớt đau hơn. 

Ở các nước phát triển, Chondroitin được kết hợp với glucosamin và MSM (MethylSulfonylMethane) với tác dụng nuôi dưỡng và phục hồi sụn khớp, hỗ trợ giảm đau trong các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chondroitin không dùng  cùng với các thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc các thuốc salicylat như Aspirin vì có thể tăng nguy cơ chảy máu. 

Với người bệnh hen, nếu dùng  chondroitin có thể làm bệnh nặng hơn, dược sĩ nhà thuốc cần lưu ý điều này. Do đó, khi sử dụng sản phẩm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.  Thông báo những loại thuốc đang dùng cùng những tiền sử bệnh để có những lời khuyên tốt nhất, tránh những tương tác có hại.

4. Có thể bổ sung Chondroitin từ đâu? 

Nguồn Chondroitin nhiều trong sụn động vật như lợn, gà, bò… hoặc mắt cá ngừ, lươn. Vì vậy, có thể bổ sung trong bữa ăn để nạp Chondroitin cho cơ thể. Bên cạnh đó, có thể bổ sung trực tiếp từ các thực phẩm chức năng chứa Chondroitin Sulfate. 

Chondroitin có vai trò quan trọng đối với sụn khớp. Vì vậy, dược sĩ cần đưa ra những lời khuyên về chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm các thực phẩm chứa Chondroitin Sulfat để hệ khớp của mọi người được khỏe mạnh hơn. 

Để có được những thông tin hữu ích về bệnh lý xương khớp cũng như các Thực phẩm chức năng hỗ trợ trong điều trị các bệnh lý về khớp, các dược sĩ hãy để lại thông tin  tại đây để có những tư vấn từ PharmaDi nhé! PharmaDi.vn – nền tảng phân phối Thực phẩm chức năng chính hãng B2B dành cho Nhà thuốc

 

    Add to cart