Thẩm định bởi:

Tác giả – Biên tập viên Nguyễn Bích Trâm

Communication Manager

Hình Thức đào Tạo Y Khoa Cho Dược Sĩ Nhà Thuốc: Cân Bằng Cán Cân Online Và Offline

Hình thức đào tạo y khoa cho dược sĩ nhà thuốc: Cân bằng cán cân online và offline

Việc cân bằng được cả hai hình thức đào tạo y khoa online và offline là cả một nghệ thuật. Xu hướng này đang ngày càng lan rộng, dù là với đào tạo dược sĩ hay bác sĩ, theo tiến sĩ Đặng Thị Hoài Tâm.

Để duy trì sự trung thành của dược sĩ nhà thuốc, cách làm truyền thống của các hãng dược phẩm là tập trung vào hoạt động trade marketing, chương trình chiết khấu… Tuy nhiên hiện nay, cả hãng dược quốc tế lẫn trong nước đều bắt đầu tập trung vào đào tạo và cập nhật kiến thức để giữ chân dược sĩ.

Đây là xu hướng mà theo đánh giá của tiến sĩ Đặng Thị Hoài Tâm – Giám đốc MIMS Việt Nam (Country Head của MIMS – đơn vị cung cấp thông tin y khoa số 1 cho các chuyên gia y tế tại 18 quốc gia và vùng lãnh thổ) vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khởi “mỗi nhà làm mỗi kiểu” nhưng sẽ ngày càng lan rộng trong tương lai.

Hình Thức đào Tạo Y Khoa Cho Dược Sĩ Nhà Thuốc: Cân Bằng Cán Cân Online Và Offline
Tiến sĩ Đặng Thị Hoài Tâm cho rằng việc cân bằng được cả hai hình thức đào tạo y khoa online và offline là một nghệ thuật. Nguồn: MIMS

Tiến sĩ Đặng Thị Hoài Tâm đã có buổi chia sẻ cùng PharmaDi về xu hướng đáng chú ý này.

* PharmaDi: Câu chuyện các hãng dược và các bên liên quan tổ chức đào tạo, nâng cao kiến thức y khoa cho dược sĩ là xu hướng còn tương đối mới. Bà đánh giá thế nào về mức độ hiệu quả triển khai hiện nay ở các đơn vị?

Trên thị trường dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, nhìn chung những ưu tiên hàng đầu liên quan đến chất lượng sản phẩm, marketing – quảng bá… đều na ná nhau. Cho nên, để tư vấn bán hàng cho một sản phẩm nào đó, dược sĩ nhà thuốc phải rất cố gắng để tìm ra điểm khác biệt, ví dụ như một lợi ích nổi trội đặc thù trong rất nhiều lợi ích mà sản phẩm đó mang lại. 

Hình Thức đào Tạo Y Khoa Cho Dược Sĩ Nhà Thuốc: Cân Bằng Cán Cân Online Và Offline
Để tư vấn bán hàng cho một sản phẩm nào đó, dược sĩ nhà thuốc phải rất cố gắng để tìm ra điểm khác biệt giữa quá nhiều lựa chọn. 

Ngay cả những chuỗi nhà thuốc lớn như Long Châu, Pharmacity, Trung Sơn, An Khang… ở giai đoạn xây dựng ban đầu cũng chỉ tập trung vào chiến lược marketing, mở cửa hàng mới… Nói chung là những khâu giúp trực tiếp tạo ra lợi nhuận. Còn việc đào tạo thì chủ yếu vẫn chỉ làm những điều căn bản nhất chứ chưa được cụ thể, liên tục và xuyên suốt. 

Bà có thể nêu một ví dụ điển hình về trường hợp này?

Chẳng hạn, có chuỗi nhà thuốc trước đây cử chuyên gia đến từng cửa hàng để đào tạo dược sĩ bán hàng, nhưng bây giờ chỉ còn đào tạo online từ một đầu cầu hoặc đào tạo theo nhóm.

Tôi nghĩ cách này chỉ mới giúp tối ưu về mặt tổ chức. Thay vào đó, việc đào tạo nên cụ thể và xuyên suốt hơn. Ví dụ, nội dung đào tạo nên được thiết kế theo hành trình, dược sĩ ở cấp độ nào thì đào tạo cái gì; hoặc tập trung vào cách giúp dược sĩ nhớ được thông điệp chính giữa “một rừng” hàng hoá và thương hiệu; hay nội dung về những ca phổ biến mà nhà thuốc thường gặp…

Ngay cả MIMS cũng đang ở giai đoạn đầu trong xu hướng mới này, nhưng tôi tin rằng trong tương lai, các hoạt động này sẽ ngày càng được chú trọng và thực hiện xuyên suốt hơn.

Như bà có đề cập, về hình thức tổ chức đào tạo thì các bên đang thực hiện đa dạng từ offline đến online. Theo bà, hình thức nào phù hợp hơn?

Không chỉ riêng ngành dược phẩm, mà mọi người làm việc trong các doanh nghiệp liên quan đến đào tạo chuyên môn cũng đang tranh luận rất nhiều giữa hình thức đào tạo online và đào tạo offline. Vào giai đoạn dịch Covid-19, mọi người chuyển hết sang kênh online. Sau đó hết dịch, ai cũng muốn quay lại kênh offline vì “lâu quá không được đi ra ngoài”. Offline một thời gian, mọi người lại thấy vẫn còn thiếu thông tin nên lại tiếp tục bổ sung kênh online.

Tôi cho rằng, chỉ offline hoặc online thôi không ổn, mà phải kết hợp cả hai hình thức. Bài toán khó là làm sao tìm được một công thức cân bằng được cán cân online – offline này. 

Như vậy, cách tối ưu nhất chính là tìm ra công thức để kết hợp xuyên suốt giữa hình thức online và offline?

Dĩ nhiên không có một công thức đúng dành cho tất cả mọi người, mà còn phụ thuộc vào quy mô, cách thức hoạt động của từng doanh nghiệp. Dù vậy, tôi tin rằng chắc chắn là trong mọi tình huống, kết hợp cả online lẫn offline sẽ hiệu quả hơn nhiều so với chỉ chọn một trong hai hình thức. 

Tuy nhiên, không chỉ xuyên suốt online và offline, việc đào tạo còn phải kết hợp giữa cấp độ đơn giản và chuyên sâu, long-form và short-form, quy mô lớn và quy mô nhỏ… Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đa dạng của dược sĩ và giúp họ dễ nhớ hơn. 

Cho đến cuối cùng, con người vẫn quan trọng nhất là chuyện “you and me”. Chúng ta cần có khoảnh khắc để kết nối với nhau, nhưng chúng ta cũng cần những thời điểm tập trung một mình để học tập và ghi nhớ có trọng tâm. Thành ra, chuyện offline và online đều đương nhiên phải có. 

Một mặt, hình thức online có thể tối ưu trong nhiều trường hợp nhưng nếu không có offline thì khó tạo điểm nhấn. Với tôi, hoạt động offline giống như một “cái cọc” khi chúng ta đi “thả lưới”, nếu không có thì lưới sẽ trôi đi mất. Mặt khác, nếu muốn đạt hiệu quả trên diện rộng thì offline thôi không đủ. 

Hiện tại, MIMS tư vấn giải pháp tối ưu cho tất cả khách hàng là công ty dược phẩm bằng cách dựa vào từng hoàn cảnh, mạng lưới của họ, cũng như vị trí thương hiệu của họ trong vòng đời sản phẩm (product cycle)… để đánh giá xem trọng tâm họ mong muốn là gì. Và với trọng tâm đó (cùng nguồn ngân sách cụ thể) thì điểm cân bằng cho hình thức offline và online nằm ở đâu. 

Việc cân bằng được cả hai hình thức online và offline là cả một nghệ thuật. Chưa có ai “master” được hoàn toàn. Tuy nhiên, xu hướng này đang ngày càng lan rộng, dù là với đào tạo dược sĩ hay bác sĩ.

Cần tư vấn về cách vận hành nhà thuốc, mở nhà thuốc mới, tối ưu kinh doanh nhà thuốc và các thông tin hữu ích khác cho dược sĩ nhà thuốc, vui lòng liên hệ email info@pharmadi.vn hoặc số điện thoại 0976231023.

    Đăng ký nhận nội dung hữu ích

    Sản phẩm liên quan

    X
    Add to cart