Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Thạc sĩ Hoàng Phương Cúc

Co-Founder PharmaDi, Giám đốc PharmaDi Hà Nội

Isoflavone Có Trong Mầm đậu Nành Và Những Lợi ích đối Với Sức Khỏe

Isoflavone có trong mầm đậu nành và những lợi ích đối với sức khỏe

Đậu nành được biết đến là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nên từ xa xưa, loại hạt này đã được sử dụng rất phổ biến. Ngày nay, với công nghệ tiên tiến, các nhà khoa học đã chứng minh giá trị dinh dưỡng vượt bậc của mầm đậu nành và những công dụng của chúng đối với sức khỏe. Theo đó, hoạt chất Isoflavone có trong mầm đậu nành được ứng dụng như một liệu pháp thay thế tự nhiên cho các tình trạng sức khỏe phụ thuộc vào hormone. Phải kể đến là các triệu chứng liên quan đến tình trạng mãn kinh, các bệnh lý về tim mạch, mỡ máu, loãng xương và ung thư. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích về Isoflavone có trong mầm đậu nành và công dụng của chúng đối với sức khỏe.

Isoflavone Có Trong Mầm đậu Nành Và Những Lợi ích đối Với Sức Khỏe
Mầm đậu nành giàu dinh dưỡng
  • Hoạt chất Isoflavone là gì?

Isoflavone là nhóm các hợp chất có hoạt tính sinh học phenolic tồn tại trong một số mô thực vật và đậu nành là thực phẩm chứa hàm lượng Isoflavone lớn nhất. Chúng có cấu trúc tương tự như estrogen của động vật có vú và đặc biệt, có thể liên kết với các thụ thể estrogen của người. Do đó, Isoflavone còn được gọi với cái tên “estrogen thực vật” – biện pháp tự nhiên giúp bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ trong thời kỳ mãn kinh. 

  • Những lợi ích của Isoflavone đối với sức khỏe

Các nghiên cứu gần đây đã ngày càng củng cố cho giả thuyết rằng isoflavone có thể mang lại những tác dụng sinh lý đáng kể do có cấu trúc tương tự với hormone estrogen. Nhìn chung, các kết quả đều cho thấy mối liên hệ của việc giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính và hoạt chất Isoflavone thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành. 

Một nghiên cứu kéo dài hơn 6 năm tiến hành trên 68.412 phụ nữ ở độ tuổi 40-70 đã cho thấy mối tương quan nghịch giữa việc tiêu thụ đậu nành và nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Cụ thể, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm hơn 30% khi tăng lượng thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành và hiệu quả được ghi nhận chủ yếu ở nhóm phụ nữ mãn kinh. 

Ngoài ra, tiêu thụ đậu nành và Isoflavone cũng có những tác động tích cực đến việc giảm nguy cơ nhồi máu não và nhồi máu cơ tim. Phát hiện này đã được chứng minh thông qua nghiên cứu thực hiện trên 462 phụ nữ Nhật Bản. Hoặc một nghiên cứu trên những phụ nữ Trung Quốc ở độ tuổi 40-70 cũng cho thấy mối quan hệ giữa lượng đậu nành tiêu thụ và nguy cơ thấp mắc bệnh mạch vành.  Các bệnh lý mạn tính khác như huyết áp cao, đái tháo đường, thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa hoặc các tình trạng viêm nhiễm cũng được cải thiện đáng kể bởi Isoflavone. Tất cả đều được chứng minh qua các kết quả nghiên cứu can thiệp liên quan đến việc sử dụng đậu nành trong chế độ ăn. 

Đặc biệt, Isoflavone còn có những tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch, ngay cả khi hệ thống này đã bị tổn hại do ảnh hưởng của quá trình lão hóa và sự suy giảm nồng độ estrogen. Theo đó, 52 phụ nữ trong độ tuổi từ 50-65 tham gia thử nghiệm mù đôi kéo dài 16 tuần được chia thành 3 nhóm, kết quả cho thấy rằng nhóm có sự can thiệp của Isoflavone có số lượng tế bào miễn dịch cao hơn và dấu hiệu tổn thương DNA thấp hơn đáng kể. Không những vậy, chất lượng xương cũng được cải thiện đáng kể ở phụ nữ sau mãn kinh, kết quả được thể hiện thông qua việc tăng mật độ xương tại vị trí cột sống thắt lưng, cổ xương đùi,… giúp ngăn ngừa và phòng chống loãng xương. 

Tuy nhiên hiện nay, xuất hiện một số quan điểm cho rằng tác dụng tương tự estrogen của Isoflavone có thể dẫn tới mối lo ngại về nguy cơ tiến triển và tái phát các khối u. Quan điểm trên là hoàn toàn sai lầm và không có cơ sở. Mặc dù hoạt chất Isoflavone có thể gắn với các thụ thể estrogen nhưng quá trình này diễn ra một cách có chọn lọc. Cụ thể, Isoflavone có ái lực mạnh hơn và gắn ưu tiên hơn với thụ thể Estrogen loại beta hơn là loại alpha (xuất hiện nhiều ở tử cung, mô vú). Và nếu dư thừa, chúng sẽ tự đào thải khỏi cơ thể. Do đó, Isoflavone không thể gây kích thích, tăng sinh trên các khối u nội tử cung hoặc u vú. Để chứng minh cho điều này, một nghiên cứu kéo dài hơn 6 năm trên 5.042 bệnh nhân ung thư vú tại Thượng Hải đã chỉ ra kết quả rằng: lượng Isoflavone trong đậu nành có mối tương quan nghịch với tỷ lệ tử vong và tái phát bệnh. Ngoài ra, nghiên cứu tổng quan năm 2019 cũng chỉ ra rằng bổ sung 40-200mg đậu nành/ ngày không làm thay đổi lượng hormone tuyến giáp cũng như không thể tác động đến khối u tại tuyến giáp. 

  • Hướng dẫn bổ sung Isoflavone từ mầm đậu nành  

Những chế phẩm từ đầu nành giúp bổ sung Isoflavone

Sử dụng mầm đậu nành như thế nào để tận dụng được tối đa hiệu quả? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người tiêu dùng. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ (The North American Menopause Society), có thể bắt đầu bổ sung Isoflavone đậu nành với liều lượng 50mg/ ngày. Hoặc các nghiên cứu lâm sàng gần đây cũng đưa ra khuyến nghị về liều lượng bổ sung Isoflavone như: phụ nữ sau mãn kinh nên bổ sung ít nhất 54mg/ ngày để điều trị các cơn bốc hỏa hoặc 80mg/ ngày để bảo vệ xương, phòng ngừa tình trạng mất xương. Để làm được điều này, bạn nên đọc kỹ bảng thành phần có trên bao bì của các sản phẩm bổ sung. Ngoài mầm đậu nành, cũng có rất nhiều nguồn thực phẩm tự nhiên giàu Isoflavone như đậu lăng, đậu Hà Lan hoặc một số chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa, miso, natto, bột đậu tương,…

Hiện nay, đã có rất nhiều phương pháp sản xuất các chế phẩm từ đậu nành. Do đó, người tiêu dùng không nên sử dụng mầm đậu nành dưới dạng bào chế thô sơ hoặc sử dụng trực tiếp mà nên ưu tiên sử dụng tinh chất mầm đậu nành. Với phương pháp này, các tạp chất đã được loại bỏ hoàn toàn và vẫn giữ được hàm lượng Isoflavone tối đa. 

Viên uống mầm đậu nành PHYTO SOYA là sản phẩm chiết xuất từ mầm đậu nành chất lượng cao, được kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu trồng trọt, không biến đổi gen cho tới công nghệ bào chế hiện đại. Các nghiên cứu lâm sàng cũng đã chứng minh thành phần Isoflavone có trong sản phẩm có tác dụng giảm triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh và đặc biệt an toàn tuyệt đối với mô vú, nội mạc tử cung. 

Viên uống mầm đậu nành PHYTO SOYA

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, việc quan tâm đến sức khỏe luôn được chú trọng hơn bao giờ hết. Bằng cách sử dụng hợp chất tự nhiên, cụ thể là Isoflavone có trong mầm đậu nành không chỉ mang lại những lợi ích về sức khỏe mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt với phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Bổ sung Isoflavone vào chế độ ăn hằng ngày chính là một lựa chọn giúp duy trì lối sống lành mạnh. 

Isoflavone Có Trong Mầm đậu Nành Và Những Lợi ích đối Với Sức Khỏe
Viên uống mầm đậu nành PHYTO SOYA

Tài liệu tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35411587/

https://suckhoedoisong.vn/cong-dung-cua-hat-dau-tuong-va-dau-nanh-169139993.htm

https://suckhoedoisong.vn/bi-u-co-dung-duoc-mam-dau-nanh-khong-169230112155358107.htm

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5188409/

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0002916523239957

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16685055/

https://www.scopus.com/record/display.uri?eid=2-s2.0-36549073162&origin=inward&txGid=21d2e7528098607960b9e7c4f59c3fa9

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0022316622161377

https://www.scopus.com/record/display.uri?eid=2-s2.0-71549120714&origin=inward&txGid=1342366ab72ace123a048d5024fc8b95

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5409663/#B33-nutrients-09-00324

https://ift.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/1750-3841.16131

https://suckhoedoisong.vn/kham-pha-cong-dung-tuyet-voi-cua-dau-nanh-169220628135907726.htm

https://www.healthline.com/health/soy-for-menopause#takeaway

https://www.verywellhealth.com/isoflavones-benefits-side-effects-dosage-and-interactions-4687017

 

    Đăng ký nhận nội dung hữu ích

    Sản phẩm liên quan

    X
    Add to cart