Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Thạc sĩ Hoàng Phương Cúc

Co-Founder PharmaDi, Giám đốc PharmaDi Hà Nội

Lactobacillus

Lactobacillus là gì? Tác dụng của Lactobacillus đối với âm đạo

Lactobacillus là một loại vi khuẩn có lợi rất tốt cho cơ thể. Lợi khuẩn này không chỉ đóng vai trò quan trọng tại đường ruột mà còn ảnh hưởng đến phụ khoa. Bổ sung Lactobacillus xu hướng mới giúp chị em hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh phụ khoa. Cùng tìm hiểu về lợi khuẩn này qua bài viết sau!

Lactobacillus là gì?

Hệ vi sinh vật là một yếu tố quan trọng mang tính quyết định đối với sức khỏe phụ khoa. Thông thường, mật độ vi khuẩn trong dịch âm đạo rất cao, khoảng 108 – 109 vi khuẩn trong mỗi mililit. Ước tính trong âm đạo có thể tồn tại từ 10 tỷ đến 100 tỷ vi sinh vật.

Không chỉ nhiều về số lượng, hệ vi sinh âm đạo cũng rất phong phú với nhiều loài khác nhau. và chia thành 2 nhóm:

  • Lợi khuẩn: Nhóm đem lại tác động tích cực giúp cân bằng pH, chống lại các tác nhân gây hại,…
  • Hại khuẩn: Nhóm gây ra tình trạng viêm nhiễm hoặc các bệnh lý phụ khoa.

Lactobacillus là tên gọi của một loài lợi khuẩn chiếm ưu thế tuyệt đối tại hệ vi sinh âm đạo. Đây là vi khuẩn gram dương hình que kỵ khí không bắt buộc. Tại âm đạo, Lactobacillus hình thành lớp màng sinh học giúp chúng thích nghi và sinh sản dồi dào.

Hầu hết các tác dụng cân bằng, kìm hãm hại khuẩn đều được tạo ra bởi Lactobacillus. Mối quan hệ này giữa Lactobacillus với âm đạo được xem là mối quan hệ cộng sinh.

Khi sự cân bằng tạo ra bởi Lactobacillus bị phá vỡ, chị em sẽ gặp phải nhiều bệnh phụ khoa. Đặc biệt là bệnh viêm nhiễm với các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, tiết dịch,…

Mất cân bằng âm đạo còn dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng hơn về sức khỏe tổng quát. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh về mối liên hệ giữa hệ vi sinh vùng kín với các biến chứng có thể gặp khi mang thai, các nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục (STIs), hay thậm chí là vô sinh và ung thư.

Lactobacillus là lợi khuẩn chiếm ưu thế nhất tại hệ vi sinh âm đạo khoẻ mạnh
Lactobacillus là lợi khuẩn chiếm ưu thế nhất tại hệ vi sinh âm đạo khoẻ mạnh

Các chủng Lactobacillus

Dựa vào sự phân bố, đặc điểm và cơ chế hoạt động của lợi khuẩn, hệ vi sinh âm đạo được chia thành 5 trạng thái khuẩn hệ (community state type – CST) khác nhau:

  • CST I do Lactobacillus crispatus chiếm ưu thế
  • CST II do Lactobacillus gasseri chiếm ưu thế
  • CST III do Lactobacillus iners chiếm ưu thế
  • CST IV do những loài vi khuẩn kỵ khí bắt buộc và ít sản xuất acid lactic như Gardnerella, Megasphera và Prevotella chiếm ưu thế
  • CST V do Lactobacillus jensenii chiếm ưu thế

Chỉ trừ CST IV, tất cả các trạng thái khuẩn hệ còn lại đều chứa phần lớn Lactobacillus. Trong đó phổ biến nhất là L. crispatusL. iners. Theo ước tính, hơn 80% phụ nữ trên thế giới có trạng thái khuẩn hệ do Lactobacillus chiếm ưu thế. 20% còn lại mang trạng thái khuẩn hệ CST IV chứa những loài vi khuẩn khác.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trạng thái khuẩn hệ cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn. Chẳng hạn như trong thai kỳ, giai đoạn hành kinh,…

Ngoài các loài kể trên, nhiều loài Lactobacillus khác cũng đã được phân lập từ dịch âm đạo. Có thể kể đến như: L. rhamnosus, L. reuteri, L. acidophilus, L. paracasei, L. plantarum,…

Trên thực tế, nhiều chủng trong chúng đã được nghiên cứu kỹ càng và ứng dụng vào các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn vùng kín dành cho phụ nữ. Chẳng hạn như sự kết hợp giữa hai chủng L. rhamnosus GR1L. reuteri RC14. Hai chủng này thường có mặt trong sản phẩm giúp duy trì hệ vi sinh vật âm đạo khỏe mạnh.

Có đến 4 trong 5 trạng thái khuẩn hệ được chiếm đóng bởi Lactobacillus
Có đến 4 trong 5 trạng thái khuẩn hệ được chiếm đóng bởi Lactobacillus

Cơ chế hoạt động của Lactobacillus tại âm đạo

Nhiều nghiên cứu về cách hoạt động của Lactobacillus tại âm đạo đã được thực hiện từ những năm 1800. Người ta cho rằng lợi khuẩn – hay Lactobacillus, là hàng rào bảo vệ đầu tiên tại vùng kín phụ nữ. Để thực hiện điều này, Lactobacillus đã tác động đến âm đạo theo nhiều cơ chế.

1. Điều chỉnh pH nhờ acid lactic

Mức pH thông thường có lợi cho âm đạo là khoảng 3,5 – 4,5. Ở mức pH này, các vi sinh vật gây hại sẽ bị ức chế và rất khó để sinh sôi. Đây cũng là môi trường thuận lợi giúp lợi khuẩn phát triển một cách tối ưu.

Cơ chế tác động chính của Lactobacillus là sản xuất acid lactic. Acid lactic được tạo ra trong môi trường kỵ khí nhờ Lactobacillus phân giải glycogen. Loại acid này sẽ giúp điều chỉnh pH môi trường về đúng mức 3,5 – 4,5. Từ đó cân bằng và bảo vệ sức khỏe phụ khoa cho chị em phụ nữ.

2. Hàng rào bảo vệ sơ cấp

Số lượng lớn các lợi khuẩn như Lactobacillus giúp tạo thành hàng rào bảo vệ cơ bản cho âm đạo. Lactobacillus sẽ chiếm chỗ khiến các hại khuẩn không thể bám dính và gây viêm phụ khoa.

Đồng thời, lượng Lactobacillus lớn cũng sẽ tham gia vào việc cạnh tranh thức ăn với hại khuẩn. Điều này khiến hại khuẩn không đủ chất dinh dưỡng để sinh sôi và phát triển gây viêm.

Khi “hàng rào lợi khuẩn” càng dày và khoẻ, nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa càng giảm đáng kể. Do đó, chị em cần bổ sung Lactobacillus với số lượng đủ nhiều để giúp âm đạo khoẻ mạnh hơn.

3. Tạo chất kháng khuẩn

Không chỉ sản xuất acid lactic, Lactobacillus còn tạo H2O2 và các bacteriocins chuyên biệt. Đây là những chất đem lại tác dụng chính xác trên mục tiêu.

H2O2 được sản xuất trong điều kiện yếm khí. Đây là chất oxy hoá có khả năng ức chế sự bám dính gây bệnh của các hại khuẩn. Với nồng độ cao hơn, H2O2 còn có tác dụng diệt khuẩn. Tuy nhiên, nồng độ H2O2 trong âm đạo thường không đủ nhiều để đạt đến tác dụng này.

Bacteriocins là một protein dạng chuỗi mang hoạt tính kháng khuẩn. Hoạt tính này gây tác dụng chủ yếu trên tính thấm màng tế bào của hại khuẩn. Từ đó phá vỡ cấu trúc và ức chế hoạt động của các vi khuẩn lạ xâm nhập và cư trú tại vùng kín.

4. Tăng cường hệ miễn dịch

Theo nhiều nghiên cứu, các vi khuẩn acid lactic như Lactobacillus có thể góp phần kích hoạt hệ miễn dịch. Từ đó, hệ miễn dịch bẩm sinh tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân gây hại. Đặc biệt là những vi khuẩn gram âm có khả năng dẫn đến viêm nhiễm.

Lactobacillus còn có thể thúc đẩy cơ chế miễn dịch thích nghi. Cơ chế này giúp tiết ra các chất ức chế độc chất từ hại khuẩn.

5. Ức chế độc tính của hại khuẩn

Một số chủng Lactobacillus có thể tham gia vào quá trình ức chế các chất tiết ra từ hại khuẩn. Nhờ việc ức chế quá trình tạo thành độc chất hoặc chuyển hoá các chất độc do vi sinh vật gây hại tiết ra, Lactobacillus giúp đảm bảo kiểm soát sự ảnh hưởng xấu của chúng đến hệ vi sinh và sức khỏe phụ khoa.

Lactobacillus tạo ra nhiều cơ chế khác nhaud để bảo vệ âm đạo
Lactobacillus tạo ra nhiều cơ chế khác nhaud để bảo vệ âm đạo

Tác dụng của vi khuẩn Lactobacillus

Nhờ các cơ chế kể trên, Lactobacillus có thể đem lại sự ảnh hưởng tích cực đối với phụ nữ. Nhiều tác dụng rõ ràng từ loài lợi khuẩn này đã được chứng minh và công nhận trên lâm sàng.

Hiệu quả dễ thấy nhất mà Lactobacillus đem lại là cân bằng pH và duy trì âm đạo khoẻ mạnh. Từ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tốt viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) và nấm Candida. Bên cạnh đó, Lactobacillus cũng có hiệu quả tương đối tốt đối với các viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục (STIs).

Tuy nhiên, một số tác dụng khác vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm. Chẳng hạn như việc ứng dụng lợi khuẩn trong việc:

  • Hỗ trợ điều trị, phòng ngừa và giảm tác dụng phụ khi xạ trị ung thư cổ tử cung.
  • Vaccine điều trị HPV
  • Viêm teo âm hộ, âm đạo

Nhìn chung, việc cân bằng pH và hệ vi sinh âm đạo của Lactobacillus là đủ để làm nâng cao sức khỏe phụ khoa nói riêng và sức khỏe tổng quát nói chung của chị em phụ nữ. Do đó, việc bổ sung đầy đủ lợi khuẩn mỗi ngày là vô cùng cần thiết.

Lợi khuẩn giúp xây dựng hệ vi sinh khỏe mạnh và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa
Lợi khuẩn giúp xây dựng hệ vi sinh khỏe mạnh và phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa

Cách làm tăng Lactobacillus vùng kín

Lactobacillus có trong thực phẩm nào

Lactobacillus là loại lợi khuẩn kỵ khí, do đó chúng thường có mặt trong các thức ăn lên men. Bổ sung những thực phẩm sau có thể giúp bạn cải thiện một phần Lactobacillus trong âm đạo:

  • Sữa chua
  • Kim chi
  • Giấm táo
  • Trà kombucha

Một số thực phẩm có chứa Lactobacillus nhưng ít phổ biến hơn ở Việt Nam là:

  • Miso và Natto (có nguồn gốc từ Nhật Bản)
  • Sữa bơ (phổ biến ở Ấn Độ và các nước Nam Á như Pakistan, Nepal,…)
  • Tempeh đậu nành (bắt nguồn từ Indonesia)
  • Dưa bắp cải muối (có nguồn gốc từ Đức)

Bổ sung các thực phẩm trên mỗi ngày có thể góp phần xây dựng âm đạo khoẻ mạnh. Tuy nhiên, việc này là chưa đủ đối với các trường hợp suy giảm Lactobacillus nghiêm trọng. Bởi các lợi khuẩn dùng qua đường tiêu hoá cần phải được nghiên cứu và sản xuất với công nghệ tiên tiến mới đến được âm đạo và tạo ra hiệu quả tại vùng này.

Bổ sung sữa chua chứa nhiều Lactobacillus có thể hỗ trợ cân bằng vi sinh âm đạo
Bổ sung sữa chua chứa nhiều Lactobacillus có thể hỗ trợ cân bằng vi sinh âm đạo

Bổ sung Lactobacillus bằng sản phẩm men vi sinh phụ khoa

Nhìn chung, tác dụng của Lactobacillus thường đến từ việc “chiếm chỗ” nhiều hơn trong hệ vi sinh âm đạo. Do đó, số lượng lợi khuẩn cần thiết để duy trì hệ vi sinh này có thể lên đến hàng chục tỷ mỗi ngày.

Tuy nhiên, bổ sung Lactobacillus từ thực phẩm thông thường như sữa chua không thể đáp ứng nhu cầu này. Thay vào đó, các nhà khoa học đã nghiên và thử nghiệm để tạo ra các sản phẩm viên uống, viên đặt hoặc dung dịch chứa hàng tỷ đến hàng chục tỷ lợi khuẩn trong mỗi viên nhằm đáp ứng số lượng lợi khuẩn cần thiết để kiểm soát các vi sinh vật gây hại.

Việc lựa chọn các sản phẩm men vi sinh phụ khoa có thể dựa trên một số yếu tố như:

  • Đặc điểm của chủng men
  • Khả năng sống sót và bám dính
  • Số lượng đơn vị lợi khuẩn
  • Bằng chứng về nghiên cứu và thử nghiệm tác dụng
  • Thành phần có trong sản phẩm, dạng bào chế
  • Uy tín thương hiệu và công nghệ sản xuất
Mỗi viên men vi sinh phụ khoa có thể cung cấp đến hàng tỷ Lactobacillus mỗi ngày
Mỗi viên men vi sinh phụ khoa có thể cung cấp đến hàng tỷ Lactobacillus mỗi ngày
Tham khảo chi tiết hơn về Cách lựa chọn men phụ khoa

Có mối quan hệ mật thiết tồn tại giữa các lợi khuẩn, đặc biệt là Lactobacillus với âm đạo. Do đó chị em cần tìm hiểu và biết cách bổ sung lợi khuẩn này nhằm bảo vệ vùng kín. Nếu thấy thông tin bài viết hữu ích, chia sẻ ngay cho người thân và bạn bè nhé! 

Nguồn tham khảo: Life Space, Microbial Cell Factories, Frontiers, Các báo cáo nghiên cứu khoa học được đăng tải tại MDPI, PubMed,…

    Sản phẩm liên quan

    Add to cart