Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Thạc sĩ Hoàng Phương Cúc

Co-Founder PharmaDi, Giám đốc PharmaDi Hà Nội

Những điều dược sĩ cần biết về bổ sung sắt cho bà bầu

Việc bổ sung sắt là một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai, do nhu cầu sắt tăng cao trong giai đoạn này. Thiếu hụt sắt không chỉ dẫn đến thiếu máu mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai và sức khỏe của cả mẹ và bé.

1. Vai trò của sắt với mẹ bầu trong thai kỳ

Sắt có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Sắt là nguyên liệu tạo nên huyết sắc tố (hemoglobin) – một thành phần của tế bào hồng cầu, giúp vận chuyển O2 và CO2, tham gia vào thành phần nhiều loại men oxy hóa khử.  

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể người mẹ tăng lên đáng kể để nuôi dưỡng và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Do đó, nhu cầu sắt của mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể. Dưới đây là một số vai trò chính của sắt đối với mẹ bầu:

  • Cung cấp nguyên liệu để tăng cường sản xuất máu: Sắt giúp cơ thể sản xuất hemoglobin. Trong thai kỳ, nhu cầu sắt tăng lên để đáp ứng nhu cầu oxy cao hơn cho cả mẹ và bé.
  • Phòng ngừa thiếu máu: Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng thiếu máu trong thai kỳ. Thiếu máu có thể làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân khi sinh và suy giảm sức khỏe tổng thể của người mẹ.
  • Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: Sắt cần thiết cho sự phát triển bình thường của não và các cơ quan khác của thai nhi. Thiếu sắt trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé và có thể dẫn đến vấn đề về hành vi và học tập sau này.
  • Cải thiện sức khỏe tổng thể: Việc duy trì mức sắt đủ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi và cải thiện sức chịu đựng tổng thể của người mẹ trong suốt thai kỳ.

2. Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai

Nhu cầu sắt của từng người phụ thuộc vào giá trị sinh học của sắt trong khẩu phần ăn, tuần thai và tình trạng dinh dưỡng hiện tại của bà mẹ.

Nhu cầu khuyến nghị sắt (mg/ngày) cho phụ nữ mang thai

Nhóm tuổiNhu cầu khuyến nghị theo giá trị sinh học của khẩu phần
10%**15%***
20-2926,117,4
30-4926,117,4
Phụ nữ có thai (trong suốt cả quá trình)+15+10
Bà mẹ cho con búChưa có kinh nguyệt trở lại13,38,9
Đã có kinh nguyệt trở lại26,117,4

** Chế độ ăn ăn có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt cá từ 30 – 90g/ngày hoặc lượng vitamin C từ 25-75mg/ngày.

*** Chế độ ăn ăn có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15 % sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt cá > 90g/ngày hoặc lượng vitamin C > 75mg/ngày.

Sắt cung cấp từ chế độ ăn thường không đáp ứng được nhu cầu sắt tăng cao trong suốt thời gian mang thai. Vì vậy, bà bầu cần được bổ sung sắt bằng các sản phẩm bổ sung sắt trong thời gian mang thai.

3. Các nguồn cung cấp sắt

3.1. Thực phẩm giàu sắt

Sắt trong thực phẩm ở 2 loại, dạng sắt heme và không heme. Dạng sắt heme chủ yếu có trong thực phẩm nguồn gốc động vật. Sắt heme hấp thu dễ dàng ở ruột. Các thực phẩm nguồn gốc động vật giàu sắt có thể kể đến như thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt dê, thịt chó…), gan các loại (gan gà, gan lợn…), một số loại cá như cá nục, cá thu, cá trích…

Sắt không heme có nhiều trong các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật: mộc nhĩ, vừng, hạt bí ngô, các loại ngũ cốc, các loại đậu, cải bó xôi… Tuy nhiên sắt không heme thường khó hấp thu hơn do các chất ức chế hấp thu sắt cũng thường có nhiều trong các loại thực vật, như Phytate hay có trong gạo, các loại ngũ cốc và đậu đỗ; tannin có trong một số loại rau, trà và cà phê. Mặc dù vậy, có một số loại chất giúp làm tăng hấp thu sắt: Vitamin C (acid ascorbic) và các loại acid hữu cơ khác có trong hoa quả và rau có tác dụng tăng khả năng hấp thu chất sắt không heme. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C cùng các loại thực phẩm giàu sắt để nhận được tối đa lượng sắt từ chế độ ăn. Các loại thực phẩm giàu vitamin C gồm quả họ cam quýt, ổi, kiwi, cần tây, ớt chuông…

3.2. Các sản phẩm bổ sung sắt

Như đã nói ở trên, nhu cầu sắt trong thai kỳ tăng cao mà chế độ ăn thường không đáp ứng đủ. Bổ sung viên sắt được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ. Những phụ nữ có thai bị thiếu máu cần dùng liều điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Pharmadi giới thiệu cho các mẹ một số sản phẩm bổ sung sắt:

  • Feroglobin Capsules dạng viên

  • Feroglobin Liquid dạng siro

Cả 2 sản phẩm trên đều là sắt hữu cơ, khả năng hấp thu tốt hơn so với sắt vô cơ, hạn chế tình trạng táo bón hay gặp ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung thêm các khoáng chất, vitamin khác như kẽm, calci, đồng, mangan, vitamin nhóm B…

Việc sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt cần được thực hiện bởi sự hướng dẫn của các bác sĩ để phù hợp với từng tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.

KẾT LUẬN

Bổ sung sắt đóng một vai trò thiết yếu để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Mẹ bầu cần chú trọng lựa chọn loại sắt phù hợp và liều lượng an toàn theo sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ và có kiểm soát sẽ góp phần vào một thai kỳ khỏe mạnh. Cuối cùng, hãy nhớ rằng việc bổ sung sắt cũng cần được cá nhân hóa để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng bà bầu.

    Add to cart