Thẩm định bởi:

Tác giả – Biên tập viên Nguyễn Bích Trâm

Communication Manager

Nhượng Quyền Và Nhân Chuỗi Nhà Thuốc Cơ Hội Kinh Doanh Cho Người Học Ngành Y

Nhượng quyền và nhân chuỗi nhà thuốc – cơ hội kinh doanh cho người học ngành y

 

Nhượng quyền, nhân chuỗi nhà thuốc và các cửa hàng bán lẻ sản phẩm chăm sóc sức khỏe nói chung là cơ hội kinh doanh dành cho những người học ngành y – dược, theo chuyên gia nhượng quyền Đỗ Duy Thanh.

Với bề dày kinh nghiệm tham gia lĩnh vực nhượng quyền ở cả 3 góc độ là bên nhận quyền, nhượng quyền và tư vấn đào tạo về nhượng quyền, ông Đỗ Duy Thanh – nhà sáng lập, giám đốc Viet Franchise (Trung tâm Thông tin và Tư vấn về Nhượng quyền và Chuỗi cửa hàng) đánh giá cao tiềm năng kinh doanh nhượng quyền và nhân chuỗi nhà thuốc cũng như các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ nói chung.

Nhượng quyền, nhân chuỗi ngành y – dược: cơ hội lớn từ thị trường

Hiện tại, chúng tôi đang nghiên cứu một số dự án nhượng quyền liên quan đến lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe. Dữ liệu cho thấy Việt Nam đang có đà tăng trưởng tốt về thị trường chăm sóc sức khỏe nói chung, đặc biệt là sau khi xảy ra dịch Covid-19, mọi người có tâm lý chú trọng hơn về vấn đề sức khỏe.

Theo Euromonitor, thị trường chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, chứng kiến mức tăng trưởng ngoạn mục với doanh thu bán lẻ tăng 10,7% (6.254,2 tỷ đồng) trong năm 2023, đưa quy mô thị trường đạt con số ấn tượng 64.695,7 tỷ đồng.

Nhượng Quyền Và Nhân Chuỗi Nhà Thuốc Cơ Hội Kinh Doanh Cho Người Học Ngành Y
Việc kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thường sẽ đạt hiệu quả cao ở những kênh có bác sĩ, y sĩ hoặc dược sĩ, theo chuyên gia nhân chuỗi và nhượng quyền Đỗ Duy Thanh.

Bên cạnh đó, ngành nhà thuốc nói riêng và chăm sóc sức khỏe Việt Nam nói chung đang chứng kiến sự tăng trưởng rõ rệt về số lượng cửa hàng. Xét về vấn đề niềm tin, ngành y tế duy trì được niềm tin gần như tuyệt đối nơi khách hàng. Nhờ đó nên việc kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe thường sẽ đạt hiệu quả cao ở những kênh có bác sĩ, y sĩ, dược sĩ. Đây là một cơ hội tốt để khai thác. 

Đặc thù ngành y dược khiến việc nhượng quyền, nhân chuỗi càng tiềm năng

So với các ngành bán lẻ khác, bán lẻ dược phẩm hay thực phẩm chức năng có khác biệt chủ yếu vì là ngành kinh doanh có điều kiện (cũng tương tự ngành ẩm thực đòi hỏi có giấy phép về an toàn vệ sinh thực phẩm). Do đó có thể nói, yếu tố pháp lý khiến cho khâu vận hành thay đổi đôi chút, phần lớn liên quan đến việc đảm bảo các điều kiện tối thiểu vào ngành. Còn nhìn chung về mặt vận hành thực tế thì không khác biệt nhiều.

Cho nên, nếu được hỏi rằng, có cơ hội nào cho việc kinh doanh dược phẩm theo hình thức nhượng quyền hay không, câu trả lời của tôi là “hoàn toàn có, và chắc chắn xu hướng này sẽ rất phát triển trong tương lai!”. 

Như đã nói, vì y tế là ngành có điều kiện, phần lớn người kinh doanh ngành này có chuyên môn chính là y dược. Do đó, việc quản lý điều hành doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh không phải là thế mạnh của họ. Lúc này, nhân chuỗi và nhượng quyền là cơ hội nhanh nhất để người học y có thể tiếp cận việc kinh doanh. Các trường hợp điển hình ở Việt Nam chưa quá nổi bật, nhưng ở nước ngoài, nhiều thương hiệu cửa hàng dược phẩm đã làm tốt câu chuyện nhượng quyền.

Theo tôi, khi làm nhượng quyền, vấn đề khó khăn nhất chính là tính tuân thủ. Nếu tính tuân thủ không cao sẽ rất dễ dẫn đến sự phức tạp cho chuyện hợp tác giữa các bên. Trong khi đó, tính tuân thủ lại là thế mạnh trong cách tư duy của những người làm trong ngành y tế nói chung, vốn không những đòi hỏi về pháp lý mà còn cả khía cạnh đạo đức. Chính tính tuân thủ cao tạo ra cơ hội để người làm nghề y hợp tác nhượng quyền thuận lợi hơn so với các ngành khác.

Ngoài ra còn thêm một yếu tố nữa cho thấy khả năng đạt hiệu quả kinh doanh nhân chuỗi, nhượng quyền của ngành y cao hơn nhiều so với các ngành khác. Đó là ý thức tự bảo vệ mình giúp người tham gia kinh doanh hạn chế sự đầu tư dễ dãi, ồ ạt. 

Nhượng Quyền Và Nhân Chuỗi Nhà Thuốc Cơ Hội Kinh Doanh Cho Người Học Ngành Y
Tính tuân thủ là thế mạnh trong cách tư duy của những người làm trong ngành y tế nói chung, vốn không những đòi hỏi về pháp lý mà còn cả khía cạnh đạo đức. Chính tính tuân thủ cao tạo ra cơ hội để người làm nghề y hợp tác nhượng quyền thuận lợi hơn so với các ngành khác.

Dù người có giấy phép kinh doanh ngành y dược làm chủ hay đi làm thuê thì với yêu cầu phải sở hữu chứng chỉ hành nghề, họ cũng biết cách tự bảo vệ uy tín và quyền lợi của mình. Trong khi đó, với những ngành mà người có giấy phép kinh doanh không cần nhiều điều kiện, rất dễ xảy ra vấn đề liên quan đến bất tuân thủ hợp đồng, dẫn đến các rủi ro pháp lý không đáng có.

Nhượng quyền nhà thuốc và cửa hàng bán lẻ: khó nhất là khâu chọn mặt bằng

Với một mô hình nhà thuốc hay cửa hàng bán lẻ đã được “setup” sẵn, việc đánh giá mức độ thành công hay thất bại khá dễ dàng. Bên cạnh lấy số liệu tài chính từ việc bán hàng, có một cách khác cũng rất đơn giản. Đó là đến xem xét thực địa ngay tại quầy thuốc, nhà thuốc. Chỉ sau khoảng 1 tuần, người quan sát sẽ biết được lượng khách thực tế và số liệu báo cáo tài chính có trùng khớp hay không. Cách này cũng tương tự hầu hết các cửa hàng bán lẻ khác. Người muốn nhận nhượng quyền chỉ cần đi đến cửa hàng và ước tính số lượng khách, rồi dựa vào đó để tính toán ngân sách.

Tuy nhiên, với nhà thuốc cũng như mọi cửa hàng bán lẻ, ở giai đoạn hiện nay, khó khăn lớn nhất theo tôi vẫn là khâu lựa chọn mặt bằng. Không phải lúc nào người nhận nhượng quyền cũng có thể tìm được một mặt bằng hiệu quả, tức là tiện lợi để tiếp cận đông đảo khách hàng.

Mặc dù việc bán lẻ dược phẩm, thực phẩm chức năng hay các sản phẩm chăm sóc sức khỏe nói chung không quá đòi hỏi cao về vấn đề mặt bằng đẹp (đôi khi có những cửa hàng rất nhỏ, chỉ khoảng 10 mét vuông), nhưng để tạo dấu ấn thương hiệu và có được niềm tin của khách hàng thì cần phải có diện tích tương đối lớn.

Nhượng Quyền Và Nhân Chuỗi Nhà Thuốc Cơ Hội Kinh Doanh Cho Người Học Ngành Y
Chuyên gia Đỗ Duy Thanh cho rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với với nhà thuốc cũng như mọi cửa hàng bán lẻ khi nhân chuỗi, nhượng quyền là khâu lựa chọn mặt bằng.

Chẳng hạn với nhượng quyền chuỗi nhà thuốc, nếu cửa hàng mới nhận quyền thất bại thì cũng sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của bên nhượng quyền. Vì vậy, có những thương hiệu sẵn sàng nói lời từ chối nếu vị trí mặt bằng không đạt, hoặc bên nhận quyền không đạt những tiêu chuẩn cần thiết.

Theo kinh nghiệm của tôi, mô hình nhượng quyền thương hiệu với sẵn bộ tiêu chuẩn và mạng lưới kết nối với các bên môi giới sẽ giúp ích rất nhiều cho người muốn nhận nhượng quyền. Nếu tự mình đi thuê, họ sẽ không tiếp cận được đa dạng thông tin liên quan đến việc thuê mặt bằng, ví dụ như “barem” mức giá.

Thông thường trong lĩnh vực nhượng quyền, chỉ khoảng 30% trường hợp người nhận nhượng quyền sở hữu sẵn mặt bằng. Với 70% còn lại, đôi khi phải mất 1 – 2 năm vẫn không tìm được nơi phù hợp.

Cần tư vấn giải pháp nhân chuỗi nhà thuốc, nhượng quyền nhà thuốc, chuyển đổi số trong kinh doanh nhà thuốc, mở nhà thuốc mới… vui lòng liên hệ email info@pharmadi.vn hoặc số điện thoại 0976231023.

    Sản phẩm liên quan

    Add to cart