Thẩm định bởi:

Dược sĩ Võ Văn Việt

Marketing Dược, PharmaDi

Recap buổi Training “Dinh dưỡng với tăng trưởng thể chất của trẻ” 

Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức dinh dưỡng cho các dược sĩ và nhà thuốc – ​​những người trực tiếp tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, PharmaDi phối hợp với PGS. TS. BS Lê Bạch Mai tổ chức khóa Training Online với 3 buổi đào tạo về kiến thức dinh dưỡng nền tảng cho trẻ em và cách tư vấn kết hợp thực phẩm bổ sung vào chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý nhất.

 

Diễn giả: PGS.TS.BS. Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng

Các nhóm chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến thể chất của trẻ

Có 4 nhóm chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến thể chất trẻ:

  • 3 nhóm chất cung cấp năng lượng (chất đạm, béo, bột đường): liên quan đến cân nặng, khối cơ 
  • Nhóm chất không cung cấp năng lượng (Nhóm vitamin, khoáng chất): liên quan nhiều đến chiều cao của trẻ

Ảnh hưởng từ dinh dưỡng với chiều cao của trẻ

Trong 5 năm đầu tiên, yếu tố nuôi dưỡng rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Trong quá trình mang thai, dinh dưỡng của người mẹ ảnh hướng lớn đến chiều cao, bệnh lý của trẻ sau này; do đó mẹ cần bổ sung đủ nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu trong giai đoạn thai kỳ.

Sau khi chào đời đến 24 tháng đầu tiên, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ. Chế độ ăn của trẻ cần được cha mẹ quan tâm khi trẻ tròn 180 ngày tuổi (6 tháng tuổi).

2 năm đầu đời là giai đoạn phát triển chiều cao nhanh và tối ưu nhất; vì thế dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này phải đặc biệt chú ý để giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tối đa trong giai đoạn vàng.

Các giai đoạn tăng trưởng chiều cao

Những tháng đầu đời là thời kỳ xương dài nhanh nhất, lúc này tốc độ tăng trưởng là cao nhất so với mọi giai đoạn khác.

Năm đầu tiên sau khi chào đời: trẻ cao thêm trung bình 25 cm, trong đó 3 tháng đầu có thể tăng trưởng thêm 15 cm nếu chế độ dinh dưỡng được tối ưu tốt nhất.

Năm thứ 2, trẻ cao thêm trung bình 12 cm. Năm thứ 3 trẻ cao thêm cao thêm 8-9cm tương đương với tốc độ tăng trưởng ở tuổi dậy thì.
  
Các nghiên cứu đã cho thấy chiều cao của trẻ vào năm 3 tuổi quyết định phần lớn chiều cao lúc trưởng thành. Sau 3 tuổi tốc độ tăng trưởng giảm rõ rệt nhưng cần duy trì ổn định, trẻ cao thêm 6-7 cm/năm đến 10 tuổi.

Ước tính chiều cao từ 4-10m theo tiêu chuẩn của WHO:

Chiều cao (cm) = 95.5 + 6.2 x (N-3)

Trong đó: N là số tuổi của trẻ tính theo năm

Giai đoạn dậy thì là giai đoạn tăng chiều cao cuối cùng, thường kéo dài 5 năm. Tổng chiều cao tăng lên trong giai đoạn này vào khoảng 35-37 cm, bé trai có tốc độ tăng trưởng cao hơn bé gái.

   

Suy dinh dưỡng thấp còi và ảnh hưởng đến chiều cao trưởng thành

Theo WHO, với những trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi ở giai đoạn 3 tuổi sẽ ảnh hưởng lớn đến chiều cao lúc trưởng thành, cụ thể có 3 mức độ:

– Thấp còi năng: chiều cao trưởng thành chỉ đạt 1m58

– Thấp còi vừa: chiều cao trưởng thành đạt khoảng 162.5 cm

– Thấp còi nhẹ: chiều cao trưởng thành đạt khoảng 167 cm

Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em
Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tăng chiều cao

Có 4 nhóm đối tượng cần được can thiệp để hỗ trợ tăng trưởng chiều cao:

  • Trẻ chậm tăng cao
  • Trẻ không tăng cao: chiều cao của trẻ không thay đổi sau 1 tháng, ba mẹ cần theo dõi chiều cao của trẻ theo từng tháng để phát hiện kịp thời
  • Thiếu chiều cao: khi chiều cao trẻ thấp hơn chiều cao trung bình theo tiêu chuẩn
  • Tăng trưởng nhanh: khi tốc độ tăng trưởng của xương quá nhanh có thể gây đau ra nhức xương cho trẻ

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, các yếu tố quyết định khả năng tăng chiều cao của trẻ:

  • Yếu tố di truyền: chiếm 20-30%
  • Ảnh hưởng từ giấc ngủ: chiếm 20%
  • Tập luyện, vận động cơ thể: chiếm 20%
  • Chế độ dinh dưỡng: chiếm 30%

Vì vậy, để phát triển tối đa chiều cao của trẻ, cần chú ý và cải thiện các yếu tố trên:

  • Về giấc ngủ: Buổi tối nên cho trẻ ngủ sớm, trước 10h, thời điểm tiết hormone tốt nhất 22h-2h sáng nên trẻ cần ngủ sâu. Thời gian ngủ trưa không quá lâu, chỉ nên ngủ trưa khoảng 30 phút
  • Về vận động: Cho trẻ tập các bài tập vận động: tập đu xà, tập với cao để kéo dãn cơ thể giúp kích thích màng xương đùi
  • Về dinh dưỡng: đảm bảo đáp ứng đủ số lượng và chất lượng

Số lượng: đủ các nhóm chất: protein, kẽm, canxi, sắt, vitamin D

Chất lượng: chế độ ăn cần cân đối các nhóm chất, tránh chế độ kém hấp thu, tăng đào thải, vd: uống nước có gas, ăn nhiều muối làm tăng đào thải calci

Bổ sung vi chất hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ em

Theo số liệu điều tra từ Viện dinh dưỡng 2020, các vi chất trẻ em Việt nam thường thiếu:

  • Thiếu kẽm: tỷ lệ trẻ thiếu kẽm nhiều nhất, chiếm 58% trẻ dưới 5 tuổi
  • Thiếu vitamin D và canxi: vitamin D trong sữa mẹ hạn chế , cần bổ sung từ sớm
  • Thiếu sắt: chiếm 19.6%, cần bổ sung thêm sắt cho trẻ từ 3 tháng tuổi
  • Thiếu vitamin A: chiếm 9.5%
Thống kê thiếu vi chất ở trẻ em
Thống kê thiếu vi chất ở trẻ em

Canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển hệ xương, răng. Khi trẻ càng lớn tỉ lệ thiếu canxi càng cao, trẻ dưới 12 tháng không cần bổ sung thêm canxi.

Chế độ ăn ảnh hướng đến khả năng hấp thu canxi: không ăn rau chứa nhiều oxalat tăng đào thải canxi như rau dền; không ăn quá mặn, uống nước có gas làm tăng đào thải calci; không bổ sung dư thừa Photpho vì làm giảm khả năng hấp thu canxi.
   
Có 2 dạng canxi: vô cơ và hữu cơ. Lợi ích canxi vô cơ: hàm lượng canxi nguyên tố cao, giá thành rẻ; canxi hữu cơ có khả năng hấp thu cao hơn nhưng hàm lượng canxi nguyên tố thấp, phải uống nhiều có thể gây khó khăn cho trẻ; trong đó canxi lactate có khả năng hấp thu nhanh nhất.

Lưu ý khi bổ sung canxi: phải bổ sung dài hạn, có thể bổ sung kèm Mk7 giúp hoạt hóa Osteocalcin trở thành dạng hoạt động, giúp tăng cường canxi canxi vào khung xương.
  

Vitamin D

Vitamin D giúp hấp thu canxi từ ruột vào máu, tăng 65% khả năng hấp thu canxi

Trẻ càng lớn càng dễ thiếu vitamin D, các dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D: trẻ hay quấy khóc, rụng tóc hình vành khăn, chậm mọc răng. Sau 4 tháng tuổi nếu trẻ rụng tóc có khả năng thiếu hoặc thừa vitamin D, cần cho trẻ đi xét nghiệm vitamin D

Nhu cầu khuyến nghị cho trẻ < 6 tháng tuổi: 400 IU/ngày
   
Vitamin D tan trong chất béo, dự trữ trong gan nên có thể cho trẻ uống vitamin D từ trước, không nhất thiết phải uống cùng lúc canxi và vitamin D.

Uống vitamin D trong hoặc sau ăn, nên lựa chọn các sản phẩm dung môi dầu để hấp thu tốt

Bổ sung vitamin D thông qua dạng xịt hoặc nhỏ giọt. Dạng xịt có ưu điểm hấp thụ tốt hơn, định liều chuẩn hơn dạng giọt.

lưu ý khi bổ sung vitamin D cho trẻ
lưu ý khi bổ sung vitamin D cho trẻ

Sắt

Sắt được khuyến cáo bổ sung từ tháng thứ 4. Trẻ sinh non, nhẹ cân, thiếu sữa mẹ dễ thiếu sắt cần được bổ sung sớm hơn.

Có 3 dạng sắt: sắt vô cơ, sắt hữu cơ, sắt Lipofen. Sắt hữu cơ có ưu điểm ít tác dụng phụ hơn, hấp thu tốt hơn sắt vô cơ.

Lưu ý không uống sắt cùng canxi vì 2 chất cạnh tranh nhau, gây cản trở hấp thu.

Multivitamin

Các sản phẩm Multivitamin thường chứa nhiều vi chất với hàm lượng các chất thấp, phù hợp với những trẻ bình thường hoặc hơi kém ăn, mệt mỏi.

Kẽm

Kẽm giúp tăng cường đề kháng, kích thích vị giác cho trẻ. Bổ sung kẽm khi trẻ ăn không ngon, tiêu chảy, vết thương lâu lành.

Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy: ưu tiên dùng kẽm + oresol

  • Trẻ dưới 6 tháng: 10 mg kẽm nguyên tố x 2 tuần
  • Trẻ từ 6 tháng: 20 mg kẽm nguyên tố x 2 tuần

Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh

Ăn đủ bữa, đủ chất xơ, đủ năng lượng, uống đủ nước

Thay đổi hành vi đại tiện, tạo phản xạ đi đại tiện cho trẻ

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột: bổ sung đầy đủ Prebiotic (chất xơ), Probiotic. Hệ vi sinh đường ruột cung cấp 80% khả năng miễn dịch của trẻ.

    X
    Add to cart