Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Thạc sĩ Hoàng Phương Cúc

Co-Founder PharmaDi, Giám đốc PharmaDi Hà Nội

Thoái Hóa Khớp Háng: Dấu Hiệu Thường Gặp Và Cách điều Trị Khoa Học, Dược Sĩ Lưu ý

Thoái hóa khớp háng: Dấu hiệu thường gặp và cách điều trị khoa học, dược sĩ lưu ý

Mục lục

    Thoái hóa khớp háng là bệnh thường gặp ở người già do bề mặt sụn ở khớp háng đã bị bào mòn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt. Nếu không điều trị đúng cách, người bệnh có thể bị tàn phế không thể đi lại được.

    Bệnh thoái hóa khớp háng là gì?

    Khớp háng là hệ thống khớp sâu của cơ thể nên khi bị tổn thương và khó khăn để nhận biết. Phần khớp này được cấu tạo từ chỏm xương đùi hình cầu và ổ chảo của khung chậu. Theo thời gian, lớp sụn bị bào mòn quá mức, sụn bị vỡ làm tăng lực ma sát gây đau, dẫn tới thoái hóa khớp háng.

    Thoái hóa khớp háng do nguyên nhân nào? 

    Nguyên nhân phổ biến gây ra thoái hóa khớp háng là do độ tuổi, thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi. Lớp sụn thường bị phá hủy và không có khả năng phục hồi. 

    Bên cạnh đó, thoái hóa khớp háng còn do một số nguyên nhân khác: 

    • Chấn thương như viêm khớp háng, trật khớp háng do quá trình vận động mạnh, tiền sử các bệnh liên quan tới khớp như bị thấp khớp, viêm khớp dạng thấp.
    • Do gen di truyền
    • Béo phì: khớp háng phải chịu áp lực lớn bởi trọng lượng cơ thể vượt quá mức BMI. 
    • Một số trường hợp bẩm sinh do cấu tạo bất thường của khớp háng hoặc chi dưới.
    • Do biến chứng của một số bệnh: đái tháo đường, tăng huyết áp, gout..

    Các dấu hiệu điển hình của thoái hóa khớp háng 

    Khớp háng ở vị trí sâu nên dễ nhầm với một số bệnh khác như thoái hóa cột sống thắt lưng, tổn thương vùng xương chậu. Một số dấu hiệu thoái hóa khớp háng thường gặp sau dược sĩ nhà thuốc nên biết để nhận diện bệnh tại cộng đồng, đồng thời giúp khách hàng cải thiện tình trạng hiệu quả

    Đau khớp háng 

    Đau chính là triệu chứng điển hình và dễ nhận thấy trong thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp háng nói riêng. Ban đầu, triệu chứng đau chỉ xuất hiện thoáng qua ở khớp háng bên phải hoặc bên trái. Đau có tính chất cơ năng, đau khi vận động, càng vận động nhiều càng thấy đau và cảm thấy đỡ khi nghỉ ngơi. 

    Sau một thời gian, triệu chứng đau nặng hơn với đau cả hai bên kèm theo chứng tê mỏi. Cảm giác đau lan xuống mặt trước trong và sau đùi, lan xuống phía khớp gối, ra đằng sau mông. Những cơn đau dồn dập vào lúc sáng sớm và nhức mỏi vào buổi tối thường làm người bệnh mất ngủ. 

    Hạn chế vận động

    Thoái hóa khớp háng làm cho người bệnh hạn chế các vận động ở phần hông, ở chân như leo cầu thang khó khăn, đi đứng chậm rãi, khó bước. Bên cạnh đó, người thoái hóa khớp háng có cảm giác vướng khi thực hiện các hoạt động thường ngày như đi giày, đi tất, cắt móng chân, mặc quần áo… 

    Ngoài ra, các tư thế khi hoạt động cũng thay đổi. Người bệnh sẽ khó khăn khi đứng lên, ngồi xuống, không thể ngồi xổm hay cảm thấy đau nhói khi xoay, khi khép chân hay dạng chân.

                                           Đau khớp háng khi vận động 

    Cứng khớp khi ngủ dậy

    Sau khi ngủ dậy, phần khớp háng thường bị cứng lại làm người bệnh không thể xoay chuyển được. Việc thay đổi tư thế hoặc duỗi thẳng gối diễn ra khó khăn nhưng khi tiến hành xoa bóp nhẹ và thực hiện một vài động tác, khớp lại cử động bình thường. 

    Khi thấy các triệu chứng liên quan đến thoái hóa khớp háng, dược sĩ nhà thuốc nên góp ý để người bệnh đến các cơ sở y tế kiểm tra. Điều này giúp đưa ra hướng xử trí đúng cách để hạn chế một số nguy cơ biến chứng của bệnh thoái hóa khớp như: 

    • Tê liệt 
    • Nứt gãy phần xương hông
    • Tinh thần suy nhược nghiệm trọng do các cơn đau kéo dài làm mất ngủ
    • Teo cơ và dây chằng quanh khớp háng

    Thoái hóa khớp háng điều trị thế nào hiệu quả?

    Thăm khám tại cơ sở y tế

    Để xác định mức độ của bệnh, người đang có biểu hiện thoái hóa khớp sẽ được làm một số xét nghiệm giúp chẩn đoán dễ dàng như: 

    • Chụp X quang khớp háng: hình ảnh X-quang có xương phì đại, hẹp khe khớp, xương dưới sụn màu đậm.
    • Chụp cộng hưởng từ MRI: hiển thị rõ các chi tiết xương và các mô mềm xung quanh như sụn, dây chằng,..

    Sau khi chẩn đoán được mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị thoái hóa khớp háng cùng một số cách xử trí phù hợp: 

    Điều trị nội khoa

    Trường hợp thoái hóa khớp háng ở mức độ nhẹ, mới có dấu hiệu đau nhức, thỉnh thoảng bị cứng khớp thường được chỉ định điều trị nội khoa: 

    • Dùng thuốc giảm đau: các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ hỗ trợ giảm nhanh các cơn đau nhức. Dược sĩ nhà thuốc cần tư vấn rõ ràng về cách sử dụng để việc điều trị thoái hóa đạt hiệu quả tốt hơn. 
    • Phối hợp vật lý trị liệu: một số phương pháp hỗ trợ giảm đau như nhiệt trị liệu, kéo dãn, thủy trị liệu, xoa bóp…

          Thực hiện các động tác trị liệu cải thiện tình trạng thoái hóa khớp háng 

    Điều trị ngoại khoa

    Với thoái hóa khớp ở mức độ nặng, điều trị nội khoa không đỡ sẽ chuyển sang điều trị ngoại khoa: 

    • Phẫu thuật nội soi khớp háng 
    • Thay khớp háng 

    Rèn luyện thể chất 

    Sau khi điều trị, các triệu chứng thoái hóa khớp đã giảm, người bệnh cần có chế độ vận động hàng ngày để khớp linh hoạt hơn. Lời khuyên hữu ích là người bệnh hãy lựa chọn luyện tập các bài thể dục có động tác nhẹ nhàng, các bài tập mở rộng khớp háng như nâng cao chân, kéo gối, tư thế con ếch. 

    Các hoạt động mạnh như chạy bộ, leo cầu thang, đi bộ quãng đường quá dài cần hạn chế để tránh bị tổn thương khớp. Người bệnh không nên chơi các môn thể thao như cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn… bởi có thể tăng sức nặng lên khớp háng dẫn tới tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. 

    Giảm cân

    Những người béo phì cần giảm cân để giảm lực tác dụng lên hệ xương khớp, đặc biệt xương háng ở phía dưới. Bên cạnh đó, giảm cân còn giúp khớp có khả năng vận động linh hoạt, hạn chế bị cứng khớp.

    Chế độ ăn uống phù hợp

    Ăn uống hợp lý cũng là một phần không thể bỏ qua trong cách khắc phục tình trạng thoái hóa khớp háng. Các dược sĩ có thể đưa lời khuyên cho người bệnh nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng tốt đối với xương khớp như: 

    • Thực phẩm chứa canxi: hỗ trợ xương chắc khỏe, ngừa loãng xương, cải thiện tình trạng thoái hóa. Một số thực phẩm chứa canxi như: tôm, cua… 
    • Vitamin K: cần thiết cho sự chuyển hóa canxi thành xương. Vitamin K có trong cải bó xôi, bông cải xanh, măng tây… 
    • Bổ sung omega-3: có thể lựa chọn các thực phẩm chức năng chứa omega-3 hoặc ăn các loại cá như cá hồi, cá thu, cá  trích… 
    • Bổ sung vitamin D: một số thực phẩm có nhiều vitamin D như trứng, sữa, phomat.
    • Ăn nhiều loại rau xanh, trái cây họ cam chứa vitamin C để giảm quá trình lão hóa. 

    Thoái hóa khớp háng làm cho người bệnh đau đớn, mất ngủ, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, khi thấy có các dấu hiệu đau khớp, mọi người cần đi khám ngay để có cách xử trí tốt nhất, các phục hồi hiệu quả nhất. 

    PharmaDi.vn– nền tảng phân phối Thực phẩm chức năng chính hãng B2B dành cho Nhà thuốc. Để nhận tư vấn thêm về cách đặt hàng Thực phẩm chức năng nhóm bệnh hỗ trợ điều trị Thoái Hóa Khớp hiệu quả, chính hãng với chính sách tốt cho Nhà thuốc, bạn đăng ký tại đây nhé!

     

      Sản phẩm liên quan

      X
      Add to cart