Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Tiến sĩ Ngô Anh Ngọc

Co-Founder, CEO PharmaDi

Glutathione có trong thực phẩm tự nhiên

Viên uống bổ sung Glutathione Liposomal

Glutathione nổi bật với công dụng làm trắng da và tăng cường miễn dịch. Hiện nay, thị trường có nhiều chế phẩm bổ sung Glutathione với nhiều dạng sử dụng và mục đích khác nhau. Cùng tìm hiểu về tác động của glutathione đối với cơ thể con người để khám phá vai trò cũng như cách sử dụng nó một cách hiệu quả nhé!

1. Glutathione là gì?

Glutathione là một tripeptide được gan tổng hợp từ ba acid amin cysteine, glutamic và glycine. Glutathione có mặt ở hầu hết mọi tế bào trong cơ thể với nồng độ khá cao (khoảng 5 mmol/L), chứng tỏ cơ thể con người cần lượng lớn glutathione tham gia vào rất nhiều hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào. Glutathione tồn tại trong cơ thể dưới hai trạng thái chính: dạng khử (GSH: Glutathione reductase) và dạng oxy hoá (GSSG: Glutathione disulphide). Tỉ lệ GSH/GSSG thể hiện mức độ oxy hóa của tế bào, bình thường tỉ lệ này là  > 100, trong trường hợp tế bào bị nhiễm độc hay stress oxy hóa thì tỉ lệ này có thể giảm xuống chỉ còn 1 – 10.

Glutathione là chất chống oxy hóa của cơ thể con người
Glutathione là chất chống oxy hóa của cơ thể con người

2. Công dụng của Glutathione

2.1. Chất chống oxy hóa nội bào mạnh mẽ: 

Glutathione tham gia trực tiếp trung hòa các gốc tự do được tạo ra trong quá trình hoạt động của cơ thể bao gồm các điện tích tự do, gốc hydroxyl và gốc superoxide. Hơn thế nữa, Glutathione còn là chất xúc tác cho nhiều enzyme chống oxy hóa khác đồng thời tham gia tái tạo lại vitamin C và E. Vì thế, glutathione có vai trò bảo vệ cấu trúc của các phân tử trong tế bào khỏi tác động của các tác nhân oxy hóa từ đó giúp làm chậm tốc độ lão hoá của cơ thể. 

2.2. Tham gia giải độc cho cơ thể:

Glutathione trung hòa các gốc tự do được tạo ra trong quá trình chuyển hoá các chất độc ở gan ở giai đoạn I và tham gia ít nhất bảy phản ứng trong chuỗi các phản ứng ở giai đoạn II để tạo thành các chất không độc tan trong nước có thể thải được qua thận. Glutathione còn tham gia giải độc bằng cách xúc tác các phản ứng hydroperoxides, peroxynitrites, and lipid peroxides.

2.3. Loại bỏ thuỷ ngân ra khỏi tế bào và não: 

Glutathione có vai trò trong việc giải độc và hoá giải đồng thời các hóa chất ngoại sinh và nội sinh. Glutathione như một nam châm hút các chất độc, kim loại nặng và thủy ngân ra khỏi tế bào và não.

2.4. Điều hòa sự tăng sinh và chết tế bào: 

Sự thiếu hụt Glutathione trong tế bào là tác nhân kích hoạt sự chết tế bào theo chương trình. Tế bào tích lũy nhiều GSSG do tác động của stress oxy hóa là tác nhân trực tiếp gây độc tế bào và gây ra quá trình chết tế bào theo con đường SAPK/MAPK. 

2.5. Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ty thể và DNA của ty thể (mtDNA):

Glutathione là thành phần cần thiết tham gia vào chu trình tạo năng lượng của ty thể – nơi cung cấp nhiên liệu cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

2.6. Điều hoà hoạt động miễn dịch: 

Glutathione ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào bạch cầu, đặc biệt là dòng Lympho. Nó đóng vai trò như một chất ức chế viêm và điều hoà cơ chế miễn dịch bẩm sinh.

2.7. Làm đẹp da: 

Bên cạnh tác dụng chống lão hoá, bảo vệ da khỏi các tác động từ các tác nhân như gốc tự do, hoá chất độc hại, ánh nắng mặt trời,… thì Glutathione còn góp phần làm sáng da do tăng sản xuất Pheomelanin và giảm Eumelanin. Ngoài ra, Glutathione còn ức chế enzym tyrosine kinase – enzyme sản xuất tế bào sắc tố da melanin.

3. Nhu cầu hằng ngày

Theo các nghiên cứu ước tính thì nhu cầu Glutathione cho cơ thể bình thường dao động trong khoảng 500 – 1000mg/ngày. Để tăng nồng độ Glutathione nội bào, bên cạnh việc bổ sung Glutathione nên kết hợp với bổ sung cysteine dưới dạng đạm Whey hoặc N-acetylcysteine. Với liều bổ sung N-acetylcystein 1000mg/ngày được chứng minh hiệu quả làm tăng Glutathione. 

4. Đối tượng nên sử dụng Glutathione

Nhu cầu sử dụng Glutathione tăng cao khi có sự tăng cường các hoạt động chuyển hoá. Thiếu hụt Glutathione thường gặp ở những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với các chất độc ví dụ như môi trường sống ô nhiễm, môi trường làm việc hay những người nghiện rượu. Bên cạnh đó, nồng độ Glutathione trong tế bào thấp thường gặp trong các bệnh lý như:

  • Bệnh lý về rối loạn thoái hóa thần kinh: Alzheimer, Parkinson, Huntington, xơ cứng teo cơ cột bên, mất điều hòa Friedreich,…
  • Bệnh phổi: COPD, hen, hội chứng suy hô hấp cấp tính
  • Bệnh lý miễn dịch: HIV, các bệnh lý tự miễn
  • Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, rối loạn cholesterol máu, nhồi máu cơ tim

Ngoài việc hỗ trợ trong các bệnh lý miễn dịch và mạn tính thì Glutathione còn phù hợp cho các chị em phụ nữ và đối tượng quan tâm chăm sóc sắc đẹp với công dụng cải thiện sắc tố da và chống lão hoá. 

5. Nguồn cung cấp

5.1. Thực phẩm tự nhiên:

Glutathione có trong thực phẩm tự nhiên
Glutathione có trong thực phẩm tự nhiên

Glutathione có cấu trúc chứa lưu huỳnh, điều này lý giải cho việc những thực phẩm tự nhiên giàu lưu huỳnh giúp tăng cường tổng hợp Glutathione trong cơ thể. Những loại thức năng này bao gồm: trứng, thịt nạc (cá nạc, thịt ức gà)  các loại đậu, các loại củ, các loại rau họ cải như bông cải xanh, bông cải trắng, rau cải ngọt, su hào,…

5.2. Thực phẩm bổ sung:

Viên uống bổ sung Glutathione Liposomal
Viên uống bổ sung Glutathione Liposomal

Viên uống bổ sung Glutathione Liposomal được nhập khẩu từ Pháp, mỗi viên nang cứng chứa Liposomal glutathione 250mg và Liposomal Vitamin C 18mg. Với liều dùng là một viên mỗi ngày. Viên uống có cấu trúc liposome làm tăng hiệu quả hấp thụ, đồng thời sự kết hợp giữa Glutathione và Vitamin C giúp tăng cường tác dụng chống oxy hoá. Bên cạnh đó, với liều lượng Glutathione 250mg là liều bổ sung an toàn, phù hợp để sử dụng thời gian dài nhằm làm sáng da và hỗ trợ sức khỏe.

6. Lưu ý khi bổ sung

Việc sử dụng những thực phẩm tự nhiên có chứa Glutathione và thực phẩm chức năng bổ sung Glutathione thường an toàn và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần lưu ý một số triệu chứng có thể xảy ra khi dùng Glutathione như co thắt cơ bụng, phù nề, nổi mày đay, khó thở (đặc biệt đối với những chế phẩm chứa Glutathione dạng hít), nổi mẩn đỏ hoặc phát ban ngoài da,… Chưa có bằng chứng chứng minh tính an toàn và hiệu quả của việc sử dụng Glutathione ở phụ nữ có thai và cho con bú, vì vậy khuyến cáo không nên chỉ định đối với nhóm đối tượng này.

 

    Add to cart