Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Thạc sĩ Hoàng Phương Cúc

Co-Founder PharmaDi, Giám đốc PharmaDi Hà Nội

Làm Thế Nào để Bổ Sung đủ Kẽm Loại Khoáng Chất Rất Cần Thiết đối Với Cơ Thể?

Bổ sung kẽm – làm sao để đúng cách đủ liều?

Khi nói đến các loại vitamin và khoáng chất, mọi người thường hay nhớ đến các loại vitamin và khoáng chất quen thuộc như vitamin C, vitamin A, canxi, sắt… Ít ai nhớ đến “kẽm” – một loại khoáng chất cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với nhiều hệ cơ quan của cơ thể, với cả đối tượng trẻ em và người lớn. Vậy vai trò cụ thể của loại khoáng chất này là gì, làm sao để bổ sung kẽm? 

 Và có những cách nào để bổ sung đủ kẽm theo nhu cầu của cơ thể bạn?

1. Đặc điểm chung và vai trò của kẽm

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể người, chúng rất cần thiết để duy trì một sức khỏe tốt. Kẽm có vai trò trong hầu hết các hệ cơ quan hay hoạt động của cơ thể, do chúng xúc tác cho phản ứng của gần 200 enzym. Ngoài ra, kẽm còn liên quan đến nhiều hoạt động khác trong cơ thể như chuyển hóa năng lượng, thành phần của các men tiêu hóa, hỗ trợ hệ miễn dịch, các chức năng tăng trưởng, hệ sinh sản…

2. Nhu cầu kẽm hằng ngày của cơ thể

Cơ thể ta không dự trữ kẽm dư thừa nên buộc ta phải bổ sung chúng hàng ngày, cách đều đặn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nhu cầu kẽm ở nam giới cao hơn ở nữ giới do mất một lượng kẽm qua tinh dịch. 

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế nước ta, nhu cầu khuyến nghị kẽm ở từng đối tượng như sau*:

Trẻ sơ sinh (0 – 5 tháng tuổi): 2,8mg/ngày

Trẻ em từ 6 tháng – 5 tuổi: 4,1 – 4,8mg/ngày

Trẻ em từ 5 tuổi – 18 tuổi: 4,8 – 10mg/ngày

Người trưởng thành từ 18 – 60 tuổi: 8 – 10mg/ngày

Người cao tuổi (>60 tuổi): 7 – 9mg/ngày

Phụ nữ có thai và cho con bú: 10 – 11mg/ngày

*Lượng kẽm khuyến nghị tính theo mức độ hấp thu vừa trong khẩu phần ăn, có sự khác biệt giữa nam và nữ giới. 

3. Bổ sung kẽm cho cơ thể qua những nguồn nào?

Kẽm có mặt tự nhiên trong một số loại thực phẩm, hoặc được bào chế dưới dạng thực phẩm bổ sung.

3.1. Các loại thực phẩm giàu kẽm

Kẽm có trong khá nhiều loại thực phẩm. Các loại thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như thịt đỏ, hải sản, ngũ cốc nguyên cám, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại đậu… Ngược lại, rau củ và trái cây chứa rất ít kẽm, so với các loại thực phẩm kể trên.

Làm Thế Nào để Bổ Sung đủ Kẽm Loại Khoáng Chất Rất Cần Thiết đối Với Cơ Thể?
Các loại thực phẩm bổ sung kẽm

Lưu ý:

  • Ngũ cốc nguyên cám (gạo lứt, yến mạch, bún lứt…) có chứa kẽm dồi dào hơn so với ngũ cốc đã qua xay xát kỹ (gạo trắng, sợi bún, sợi phở thông thường…). Lý do chính là vì kẽm có chủ yếu trong mầm và phần cám của hạt nên sau khi trải qua quá trình xay xát kỹ, gần như 80% tổng số kẽm sẽ bị mất đi.
  • Các loại đậu, hạt và ngũ cốc nguyên hạt tuy có chứa kẽm, nhưng tính sinh khả dụng của kẽm từ những loại thực phẩm này thấp hơn so với thực phẩm có nguồn từ động vật, vì những thực phẩm này có chứa phytates. Phytates – dạng lưu trữ phốt-pho trong thực vật, liên kết với một số khoáng chất như kẽm trong ruột và tạo thành một phức hợp không hòa tan có tác dụng ức chế sự hấp thụ kẽm.

3.2. Thực phẩm bổ sung có chứa kẽm

3.2.1. Đối tượng nào nên sử dụng thêm thực phẩm chức năng có bổ sung kẽm? 

Dẫu biết rằng, một chế độ ăn cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ nhu cầu kẽm hằng ngày cho cơ thể bạn. Tuy nhiên vẫn có những đối tượng khó có thể nạp đủ nhu cầu kẽm từ chế độ ăn của mình, ví dụ như:

  • Trẻ nhỏ – đối tượng cần phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và vi chất để tăng trưởng và phát triển hợp lý, đạt mốc tăng trưởng.
  • Người trẻ bận rộn, không có thời gian ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng hay tự nấu ăn tại nhà.
  • Người cao tuổi, khả năng ăn uống kém, sức đề kháng yếu.

Do đó, các loại thực phẩm chức năng có chứa kẽm sẽ là nguồn bổ sung hữu hiệu cho các đối tượng trên.

 

3.2.2. Khái niệm kẽm vô cơ và kẽm hữu cơ:

Khi nói đến thực phẩm chức năng giúp bổ sung kẽm, ta cần hiểu biết về khái niệm kẽm vô cơ và kẽm hữu cơ để có sự lựa chọn sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất với cơ thể.

  • Kẽm vô cơ là chế phẩm có thành phần gốc muối sulphat (ZnSO4) hoặc chloride (ZnCl2). Đặc điểm của các sản phẩm có chứa kẽm vô cơ đó chính là tính sinh khả dụng của chúng thấp, khả năng hấp thu khi đi vào cơ thể dễ bị tương tác với ion kim loại trong các loại thực phẩm trong chế độ ăn (ví dụ: ion Canxi có trong sữa), tạo thành phức chelat gây giảm hấp thu kẽm.
  • Ngược lại, kẽm hữu cơ là loại chế phẩm có gốc muối với các acid hữu cơ, thường được biết đến với tên gọi kẽm gluconate hay kẽm lactate. 

Với ưu điểm nổi trội nhờ vào độ tan cao, dẫn đến khả năng hấp thu vào cơ thể của kẽm hữu cơ cũng cao hơn so với kẽm vô cơ. Đồng thời, mùi vị cũng dễ chịu, ít gây kích ứng đường tiêu hoá hơn. Chính vì vậy, giá thành của các chế phẩm kẽm hữu cơ cũng thường cao hơn.

 

3.2.3. Gợi ý thực phẩm chức năng bổ sung kẽm cho người trưởng thành?

Viên uống DHC ZinC là loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe đến từ DHC – thương hiệu Chăm sóc sức khỏe và Làm đẹp hàng đầu Nhật Bản, với thành phần chủ yếu là kẽm gluconat – dạng kẽm hữu cơ dễ hấp thu khi vào cơ thể. Mỗi viên uống này sẽ cung cấp 15mg kẽm cho cơ thể. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, người lớn nên uống 1 viên mỗi ngày.

Làm Thế Nào để Bổ Sung đủ Kẽm Loại Khoáng Chất Rất Cần Thiết đối Với Cơ Thể?
Sản phẩm viên uống bổ sung kẽm DHC ZinC

3.2.4. Gợi ý thực phẩm chức năng bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ, cần lưu ý nên chọn sản phẩm bổ sung dạng chất lỏng để trẻ dễ tiêu thụ nhất. Sản phẩm thức uống bổ sung kẽm Liquid ZinC đến từ Brauer – thương hiệu hàng đầu tại Úc về các loại sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em và trẻ sơ sinh chính là sự lựa chọn đáng tham khảo đối với bậc phụ huynh. 

Làm Thế Nào để Bổ Sung đủ Kẽm Loại Khoáng Chất Rất Cần Thiết đối Với Cơ Thể?
Sản phẩm thức uống bổ sung kẽm Brauer Liquid ZinC

Đây là sản phẩm được bào chế đặc biệt với dạng kẽm hữu cơ Zinc glycinate, giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh ở trẻ em. Mỗi ml sản phẩm sẽ cung cấp 1mg kẽm cho cơ thể trẻ. 

Ngoài ra, sản phẩm còn giúp cung cấp vitamin C và vitamin D3 – 2 loại vitamin cũng rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. 

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Trẻ từ 1 đến 8 tuổi nên uống 2 lần/ngày, mỗi lần 2ml sản phẩm.
  • Trẻ từ 9 đến 13 tuổi nên uống 2 lần/ngày, mỗi lần 3ml sản phẩm.

Kẽm là loại khoáng chất rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển hợp lý. Chúng ta hầu như có thể cung cấp đủ nhu cầu kẽm cho cơ thể thông qua một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với những đối tượng đặc biệt không thể đáp ứng yêu cầu trên, cần chú ý lựa chọn một sản phẩm giúp bổ sung kẽm cho cơ thể sao cho vừa an toàn, vừa đủ, đúng liều lượng.

Nguồn tham khảo:

  1. ĐH Y Dược TP.HCM – Chủ biên TS.BS. Phạm Thị Lan Anh, Dinh dưỡng cơ sở, NXB Y học, 2020.
  2. Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng, Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, NXB Y học, 2018.
  3. Zinc – Health Professional Fact Sheet (nih.gov)
  4. Zinc: Benefits, intake, sources, deficiency, and side effects (medicalnewstoday.com)

    Sản phẩm liên quan

    Add to cart