Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Thạc sĩ Hoàng Phương Cúc

Co-Founder PharmaDi, Giám đốc PharmaDi Hà Nội

Nguyên nhân bị nấm vùng kín

6 nguyên nhân bị nấm vùng kín cần cảnh giác để phòng ngừa

Nấm vùng kín là tình trạng viêm nhiễm lại các bộ phận sinh dục nữ. Đây là bệnh phụ khoa rất phổ biến ở nhưng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, chị em có thể gặp nhiều triệu chứng khó chịu hoặc biến chứng về sinh sản nếu bị nấm kéo dài. Hãy nắm bắt ngay 6 nguyên nhân bị nấm vùng kín để phòng ngừa thông qua bài viết sau nhé!

Nấm vùng kín là gì?

Hệ vi sinh tại âm đạo phụ nữ luôn được cân bằng bởi các vi sinh vật khác nhau. Các vi sinh vật này được chia thành 2 nhóm: lợi khuẩn và hại khuẩn. Lợi khuẩn là vi khuẩn và nấm tốt cho âm đạo, tiêu biểu là lactobacillus. Ngược lại, hại khuẩn lại là những vi sinh vật có khả năng gây ra nhiều bệnh lý phụ khoa.

Khi lợi khuẩn sụt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, nấm gây hại sẽ có cơ hội phát triển.  Sự phát triển quá mức của nấm sẽ gây ra tình trạng nấm vùng kín (nhiễm nấm âm đạo). Loại nấm gây viêm nhiễm phổ biến nhất là Candida albicans.

Theo thống kê, có đến 75% phụ nữ sẽ bị viêm nấm vùng kín ít nhất 1 lần trong đời. Nấm vùng kín không phải bệnh lây qua đường tình dục và có thể điều trị bằng thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, bệnh rất dễ tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chị em phụ nữ.

Candida albicans gây ra tình trạng viêm nhiễm tại âm đạo
Candida albicans gây ra tình trạng viêm nhiễm tại âm đạo

Nguyên nhân bị nấm vùng kín

Sự phát triển mất kiểm soát của nấm Candida albicans là nguyên nhân chính gây viêm nấm âm đạo. Nấm cũng gây kìm hãm số lượng lợi khuẩn, khiến chúng không thể chống lại các tác nhân gây hại.

Một số yếu tố nhất định có thể tác động đến sự cân bằng này gây nhiễm trùng nấm men. Có thể kể đến những nguyên nhân bị nấm vùng kín thường gặp là:

1. Rối loạn nội tiết

Nội tiết tố của chị em phụ nữ luôn có sự biến động theo các giai đoạn. Trong đó, loại hormone quyết định thường là estrogen. Sự tăng giảm của estrogen có thể gây rối loạn môi trường âm đạo và mất cân bằng vi sinh. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển mạnh mẽ dẫn đến nấm vùng kín.

Nguyên nhân này thường gặp nhất ở những phụ nữ có thai và sau sinh. Ở giai đoạn này, nồng độ estrogen tăng cao khiến chị em rất dễ bị nấm.

Tìm hiểu thêm về Nấm âm đạo khi mang thai
Phụ nữ mang thai thường bị nấm vùng kín do tăng estrogen
Phụ nữ mang thai thường bị nấm vùng kín do tăng estrogen

H3: 2. Bệnh tiểu đường

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh lý mãn tính làm lượng đường trong máu tăng cao. Lượng đường này có thể khiến lớp màng nhầy của âm đạo trở thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm men.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát tốt cũng có sức đề kháng yếu hơn bình thường, khiến nấm Candida albicans dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

3. Suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch là tình trạng cơ thể có sức đề kháng rất yếu với tác nhân gây bệnh. Tình trạng này có thể xuất hiện bẩm sinh hoặc do mắc phải trong quá trình sống, như:

  • HIV/AIDS
  • Các bệnh lý: Đái tháo đường, hội chứng thận hư,…
  • Các thuốc hoặc biện  pháp điều trị: Corticoid, thuốc chống thải ghép, sau phẫu thuật hoặc sau hoá trị ung thư,…

Ở những người suy giảm miễn dịch, các vi sinh vật rất dễ xâm nhập và tấn công gây bệnh. Thường gặp nhất là vi nấm phát triển gây nấm vùng kín.

Người suy giảm miễn dịch có đề kháng kém với vi nấm gây bệnh
Người suy giảm miễn dịch có đề kháng kém với vi nấm gây bệnh

4. Lạm dụng kháng sinh

Thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm thường được dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm. Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc này cũng đem lại những rủi ro đáng kể.

Không chỉ diệt vi khuẩn gây hại, thuốc kháng sinh cũng vô tình tiêu diệt cả lợi khuẩn. Từ đó khiến hệ vi sinh mất cân bằng và làm nấm phát triển mạnh mẽ tại vùng kín. Nấm còn đặc biệt dễ xuất hiện hơn ở những người cần điều trị kháng sinh kéo dài.

Do đó, chị em cần tuyệt đối tuân thủ liều dùng và cách dùng thuốc do bác sĩ chỉ định. Không nên tự ý sử dụng kháng sinh, kháng nấm để điều trị bệnh. Chị em cũng nên bổ sung lợi khuẩn kết hợp với quá trình điều trị bằng kháng sinh, kháng nấm.

Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả những lợi khuẩn tại âm đạo
Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả những lợi khuẩn tại âm đạo

5. Vệ sinh vùng kín sai cách

Thói quen vệ sinh ảnh hưởng rất lớn đến các bệnh tại vùng kín như nấm. Hãy bỏ ngay các thói quen vệ sinh sai cách sau để giảm nguy cơ nấm vùng kín:

  • Ít vệ sinh vùng kín, vệ sinh kém, vệ sinh bằng nước bẩn.
  • Thụt rửa quá mạnh làm mất lợi khuẩn âm đạo.
  • Mặc quần lót quá chật, ẩm ướt tạo môi trường cho nấm phát triển.
  • Băng vệ sinh hoặc dung dịch vệ sinh gây kích ứng vùng kín.
  • Dùng các chất sát khuẩn quá mạnh khiến hệ vi sinh âm đạo mất cân bằng.
Quần lót ẩm ướt là điều kiện để nấm phát triển gây bệnh
Quần lót ẩm ướt là điều kiện để nấm phát triển gây bệnh

6. Lây nhiễm nấm

Nấm vùng kín không phải bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Tuy nhiên, trên thực tế, chồng hoặc bạn tình nam giới vẫn có thể mắc bệnh với các triệu chứng thầm lặng hơn so với nữ giới. Vi nấm cũng có thể lây qua miệng nếu có quan hệ tình dục bằng miệng.

Ngoài ra, những người sống cùng người bệnh vẫn có nguy cơ lây nhiễm nếu dùng chung đồ dùng. Do đó, cần cảnh giác bởi bào tử nấm có thể bám trên lại trên áo quần, khăn tắm,…

Dấu hiệu bị nấm vùng kín

Cứ 4 phụ nữ thì có 3 người bị nấm phụ khoa ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết được điều đó. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu giúp chị em được điều trị kịp thời, tránh tái phát nhiều lần.

Các biểu hiện điển hình nhất của nấm vùng kín mà chị em cần chú ý là:

  • Ngứa và khó chịu âm đạo
  • Tăng tiết dịch, khí hư trắng đục hoặc ngả vàng, không mùi, vón cục bám tại thành âm đạo.
  • Kích ứng, sưng đỏ âm hộ, âm đạo
  • Đau rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục
Ngứa âm đạo và tiết dịch trắng, vón cục là dấu hiệu nhiễm nấm điển hình
Ngứa âm đạo và tiết dịch trắng, vón cục là dấu hiệu nhiễm nấm điển hình

Cách trị nấm vùng kín

Nấm vùng kín không phải bệnh nghiêm trọng nhưng vẫn có khả năng để lại biến chứng sinh sản. Phát hiện sớm triệu chứng để thăm khám và điều trị có thể giúp hạn chế các biến chứng này.

Bác sĩ thường dùng thuốc kháng nấm để điều trị nhiễm nấm âm đạo. Thuốc có thể được kê tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Có thể sử dụng thuốc kháng nấm dùng đường uống 1 liều hoặc thuốc kháng nấm dạng bôi và đặt âm đạo cho tác dụng tại chỗ.

Thông thường, bác sĩ thường khuyên điều trị nấm cho cả vợ chồng. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ tái phát nấm nhiều lần. Khi điều trị, không nên tự ý ngừng hoặc giảm liều thuốc để giảm nguy cơ kháng thuốc.

Bên cạnh đó, việc điều trị nấm âm đạo cũng nên kết hợp với lối sống lành mạnh, vệ sinh đúng cách và bổ sung lợi khuẩn giúp giữ hệ vi sinh luôn ở trạng thái cân bằng chống lại mầm bệnh.

Thực hiện các biện pháp tiêu diệt nấm và tăng lợi khuẩn giúp điều trị nấm vùng kín
Thực hiện các biện pháp tiêu diệt nấm và tăng lợi khuẩn giúp điều trị nấm vùng kín

Biện pháp phòng ngừa

Nấm vùng kín khiến chị em gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu. Trong một số trường hợp hiếm gặp, nấm có thể cản trở việc quan hệ và quá trình thụ tinh. Từ đó dẫn đến tình trạng hiếm muộn, vô sinh, khó đậu thai,…

Nhiễm nấm âm đạo cũng rất dễ tái phát. Do đó, chị em nên thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa nhiễm nấm hoặc tái phát:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, tránh thụt rửa.
  • Đảm bảo vùng kín luôn khô thoáng, không ẩm ướt, bí bách.
  • Sử dụng các sản phẩm băng vệ sinh, dung dịch vệ sinh lành tính, dịu nhẹ.
  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần, khám khi có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm hoặc tái nhiễm nấm.
  • Bổ sung lợi khuẩn phụ khoa
Tham khảo ngay một số cách phòng tránh viêm nhiễm do nấm Candida
Tham khảo ngay một số cách phòng tránh viêm nhiễm do nấm Candida

Nấm âm đạo rất dễ tái phát ngay cả khi đã được điều trị. Do đó, chị em cần nắm rõ các nguyên nhân bị nấm vùng kín để tránh xa nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh. Hãy chia sẻ ngay thông tin này đến người thân và bạn bè nếu thấy hữu ích nhé!

Nguồn tham khảo: Mayo Clinic, CDC, Medline Plus,…

    Đăng ký nhận nội dung hữu ích

    Sản phẩm liên quan

    X
    Add to cart