Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Thạc sĩ Hoàng Phương Cúc

Co-Founder PharmaDi, Giám đốc PharmaDi Hà Nội

Thoái Hóa Khớp Gối: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí Hiệu Quả Tại Nhà Thuốc

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí hiệu quả tại nhà thuốc

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng bề mặt sụn khớp bị tổn thương, bị bào mòn. Bệnh thường gặp ở người già và tạo nên những cơn đau nhức khó chịu. Thoái hóa khớp gối không thể khỏi hoàn toàn nhưng có thể làm giảm triệu chứng bệnh nếu xử trí đúng cách. Do vậy, dược sĩ chuyên môn cần nắm rõ để tư vấn các giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất cho người bệnh.

Cấu tạo khớp gối và thoái hóa khớp gối 

Khớp gối có cấu tạo gồm phần dưới của xương đùi và phần trên của xương chày. Sụn bao bọc ở hai đầu xương là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, xung quanh có hệ thống dây chằng để đầu xương không bị chệch khỏi vị trí. Bao hoạt dịch của khớp giúp nuôi dưỡng và làm trơn sụn khớp làm việc cử động được trơn tru hơn. 

Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp sụn khớp đã bị tổn thương, bị phá hủy làm cho đầu xương cọ xát nhau gây đau. Thoái hóa khớp gối thường gặp nhiều ở nữ giới giai đoạn trung niên, người cao tuổi với tỉ lệ lên tới 80%. Khớp gối là vị trí vận động nhiều nhất và nơi chịu áp lực lớn của cơ thể nên dễ dàng bị thoái hóa nếu phần sụn không được bảo vệ tốt 

Điểm danh các nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng phổ biến có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối: 

Do độ tuổi

Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối. Tuổi càng lớn, quá trình lão hóa trong cơ thể diễn ra nhanh hơn, quá trình lão hóa xương khớp diễn ra mạnh hơn. Vì vậy, người lớn tuổi thường hay bị thoái hóa khớp gối. 

Giới tính 

Nữ giới có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới do cấu tạo hệ xương, dây chằng thường yếu hơn. Ngoài ra, phái nữ thường xuyên đi các loại giày cao gót làm tăng áp lực lên sụn khớp dẫn tới nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao. 

Do chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối có thể do bị ngã, do va chạm gối với các đồ vật cứng,…làm khớp gối bị tổn thương. Khi đó, người bệnh lơ là không điều trị hoặc xử lý không dứt điểm dễ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối sau này. 

Cân nặng

Đây cũng là một yếu tố gây thoái hóa khớp gối. Khi cơ thể thừa cân, trọng lượng cơ thể tạo áp lực lớn lên khớp gối làm khớp co giãn hết mức và dần bị suy yếu. Điều này dẫn tới khả năng bị thoái hóa khớp gối cao hơn sau này. 

Do sinh hoạt không đúng

Ngủ sai tư thế, đứng hoặc ngồi quá lâu, bên vác nặng, rèn luyện quá sức, ăn uống thiếu canxi… cũng là nguyên nhân có thể dẫn tới bị thoái hóa khớp. Lối sống không đúng đang gặp nhiều ở các bạn trẻ hiện nay làm cho tỷ lệ thoái hóa khớp đang dần trẻ hóa.

                         Thoái hóa khớp gối hay gặp ở người cao tuổi do lão hóa 

Đối tượng nào dễ bị thoái hóa khớp? 

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau,  dưới đây là những người có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối: 

  • Người ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi
  • Người lao động hay bê vác nặng, hay phải đứng lâu
  • Người hay phải vận động khớp gối nhiều: vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng đá, vận động viên nhảy xa…

Biểu hiện của thoái hóa khớp gối theo từng mức độ 

Dựa vào ảnh phim chụp X-quang, thoái hóa khớp gối có thể chia làm 4 mức độ như sau: 

Thoái hóa khớp gối ở mức độ 1

Ở mức độ này, khớp gối chỉ bị hao mòn nhẹ, sụn bị bào mòn dưới 10%, có thể có gai xương nhỏ. Giai đoạn này thường chưa có biểu hiện đau nhiều, chỉ hơi đau nhẹ. 

Thoái hóa khớp gối mức độ 2

Khe khớp đã có biểu hiện thu hẹp lại, các gai xương nhỏ ở chỏm khớp gối mọc nhiều hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức rõ rệt, các cơn đau dai dẳng khi vận động. Tuy nhiên, đau có tính chất cơ học, thấy đau nhiều khi vận động nhiều như chạy bộ, đi bộ lâu hoặc khi thời tiết thay đổi.

Thoái hóa khớp gối mức độ 3

Khe khớp bị thu hẹp nhiều hơn, lớp sụn bị bào mỏng đi, xuất hiện nhiều gai xương mọc ra, hai chỏm xương có thể bị biến dạng. Người bệnh thường thấy đau nhiều khi bắt đầu vận động, ngay cả khi đi bộ nhẹ nhàng. Khớp thường bị cứng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy làm người bệnh không thể đi lại được, khớp sẽ hoạt động được trở lại sau khi xoa bóp. 

Thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 4

Khe khớp hẹp nhiều hơn, có thể hẹp toàn bộ khe khớp, các gai xương nhỏ đã phát triển thành gai to. Lớp sụn bị bào mòn hết làm cho hai mỏ xương cọ xát vào nhau có thể làm biến dạng xương, mất xương. 

Đây là giai đoạn thoái hóa khớp gối nặng làm người bệnh cảm thấy đau dữ dội, đau buốt ngay cả khi thực hiện một cử động nhẹ. Khi vận động, tại khớp còn phát ra tiếng lục khục, lạo xạo, lắc rắc khiến người bệnh cảm thấy sợ và không muốn di chuyển. Dịch trong bao hoạt dịch giảm, không đủ để bôi trơn bề mặt khớp, nuôi dưỡng khớp dẫn đến mất khả năng vận động, tàn phế.

                                 Dấu hiệu thoái hóa khớp gối qua 4 giai đoạn 

Cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất cho người bệnh

Tùy theo thông tin về triệu chứng người bệnh cung cấp, dược sĩ nhà thuốc cần lưu ý để tư vấn về cách cải thiện triệu chứng cho phù hợp: 

  • Mức độ 1: Người bệnh chỉ cần có chế độ luyện tập phù hợp, ăn uống sinh hoạt khoa học. Nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng tốt cho hệ xương khớp như tôm cua bổ sung thêm canxi, cá giàu acid béo bổ sung omega-3, ăn trứng sữa bổ sung vitamin D. Dược sĩ khuyên người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, bông cải xanh, trái cây chứa vitamin C để hạn chế quá trình lão hóa diễn ra nhanh. 
  • Mức độ 2: Dược sĩ nên khuyên người bệnh thăm khám chuyên khoa để có cách điều trị phù hợp, dùng thuốc giảm đau khi thấy đau nhiều. Đồng thời, cần hướng dẫn người bệnh kiểm soát cân nặng, ăn uống hợp lý, thực hiện các bài tập tốt cho khớp gối như bơi, yoga… để giảm triệu chứng. 
  • Mức độ 3: Uống thuốc hoặc tiêm thuốc giảm đau tại cơ sở chuyên khoa xương khớp. Người bệnh cần được hướng dẫn cách dùng thuốc uống giảm đau, chống viêm không steroid để hạn chế được những tác dụng không muốn xảy ra, đồng thời kết hợp với bài vật lý trị liệu. Người bệnh cần giảm cân nếu béo phì, thừa cân, hạn chế vận động mạnh, kết hợp chế độ ăn hợp lý, bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ xương khớp. 
  • Mức độ 4: đây là mức độ nặng thường phẫu thuật để chỉnh trục hoặc nghiêm trọng hơn là phải thay khớp gối. 

                      Trị liệu vật lý giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối 

Cách phòng bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối không thể chữa khỏi mà chỉ có thể giảm được các triệu chứng. Vì vậy, cách tốt nhất để không phải đối mặt với những cơn đau nhức khi tới độ tuổi lão dó đó là phòng bệnh. Một vài thông tin sẽ giúp mọi người cách phòng bệnh thoái hóa khớp gối: 

  • Khi thấy gối có biểu hiện đau nhiều ở đầu gối, người bệnh cần thăm khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa. Nếu vô tình bị chấn thương ở đầu gối trong quá trình sinh hoạt hay làm việc, mọi người nên kiểm tra định kỳ để theo dõi tình trạng. 
  • Từ 30 tuổi trở lên, hãy sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa thành phần collagen hỗ trợ tái tạo sụn khớp như sản phẩm Genacol Original, hoặc sản phẩm chứa glucosamin, chondroitin… 
  • Vận động hợp lý: người trung niên, cao tuổi nên hạn chế các bài tập mạnh, các môn thể thao cần dùng nhiều thể lực. 
  • Tư thế đi đứng, nằm đúng khoa học
  • Bổ sung nhiều loại rau xanh để bổ sung thêm vitamin K tốt cho xương, các loại trái cây chứa vitamin A, vitamin E, vitamin C… để hạn chế quá trình lão hóa cho cơ thể. 

Thoái hóa khớp gối làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Nếu không điều trị, các biến chứng mà người bệnh có thể dễ dàng gặp phải như biến dạng xương, mất khả năng vận động, và không thể đi lại được. 

Để muốn nhận thêm nhiều thông tin hơn về các bệnh lý liên quan đến xương khớp, các sản phẩm hỗ trợ điều trị Thoái hóa khớp hiệu quả dược sĩ nhà thuốc có thể để lại thông tin tại đây. PharmaDi.vn– nền tảng phân phối Thực phẩm chức năng chính hãng B2B dành cho Nhà thuốc 

 

    Đăng ký nhận nội dung hữu ích

    Sản phẩm liên quan

    X
    Add to cart