Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Thạc sĩ Hoàng Phương Cúc

Co-Founder PharmaDi, Giám đốc PharmaDi Hà Nội

Tổng Quan Thoái Hóa Khớp Bàn Tay, Ngón Tay Hiểu đúng để Tư Vấn Hiệu Quả

Tổng quan thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay – Hiểu đúng để tư vấn hiệu quả

Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay với các triệu chứng đau nhức, cứng khớp gây nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt. Thoái hóa khớp khó có thể điều trị khỏi hẳn. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp dược sĩ chuyên môn tư vấn giúp người bệnh cải thiện được các triệu chứng, mang đến cảm giác dễ chịu hơn.

Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay do những nguyên nhân nào? 

Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay là hiện tượng các mô sụn ở ngón tay, bàn tay bị bào mòn dẫn tới các đầu xương cọ xát vào nhau gây đau. Cấu trúc khớp bị phá vỡ làm tính linh hoạt ở khớp giảm đi dẫn tới người bệnh hoạt động khó khăn khi vận động. 

Bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay do nhiều nguyên nhân khác nhau: 

  • Do tuổi tác: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây lên bệnh thoái khớp thường gặp phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Khi tuổi cao, quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh ở các vị trí khác nhau trong cơ thể, trong đó có các khớp ở bàn tay, ngón tay. 
  • Do tính chất công việc: Người làm công việc đòi hỏi đôi tay phải hoạt động liên tục có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn. Cụ thể như nhân viên văn phòng gõ máy tính, nghề cắt tỉa cây… 
  • Chấn thương ở khớp ngón tay, bàn tay: Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, nếu có một chấn thương làm tổn thương đến khớp như trật khớp, gãy xương làm cho quá trình thoái hóa đẩy nhanh hơn. 
  • Các bệnh lý liên quan đến xương khớp: Một số bệnh lý như lupus ban đỏ hệ thống, gout, đái tháo đường… nếu không điều trị đúng sẽ ảnh hưởng đến khớp, dễ dàng gây thoái hóa khớp.
  • Thừa cân: Người béo phì, thừa cân có các mô mỡ dày dưới da tác động lên các khớp ở tay làm cản trở quá trình cử động. Vì vậy, khả năng bị thoái hóa ở khớp diễn ra nhanh hơn so với người có cân nặng phù hợp. 
  • Một số thói quen xấu: Sau quá trình làm việc, nhiều người thường có thói quen bẻ khớp tay để giúp khớp hoạt động trơn tru hơn. Đây là thói quen không tốt làm hư hại sụn, xương dưới sụn, làm tăng độ bào mòn của khớp, tăng khả năng thoái hóa.

                        Thói quen bẻ khớp tay có thể dẫn đến thoái hóa khớp 

Những biểu hiện của thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay

Khớp bàn tay, ngón tay là hệ thống khớp bên ngoài nên có thể dễ dàng nhận thấy các biểu hiện khi bị thoái hóa. Dưới đây là một số biểu hiện cơ bản Dược sĩ chuyên môn cần chú ý để tư vấn tại nhà thuốc tốt hơn. 

Đau nhức ở các khớp bàn tay, ngón tay

Người bệnh thấy đau các khớp ngón tay khi cử động, khi cầm nắm vật nặng, đau khi nắm tay, khi duỗi bàn tay. Độ đau tăng dần lên khi hoạt động nhiều và đỡ khi tay nghỉ ngơi. 

Tê cứng khớp

Bàn tay, các ngón tay khi bị thoái hóa thường tê cứng sau khi ngủ dậy. Người bệnh cần ngồi xoa bóp hoặc cố gắng thực hiện các động tác nhẹ nhàng để các vị trí khớp mềm ra, khi đó bàn tay, ngón tay cử động như bình thường. 

Sưng tấy quanh khớp

Vùng da bên ngoài khớp bị có màu đỏ, vị trí các khớp sưng to lên và thấy rất đau khi chạm vào, khi cử động nhẹ bàn tay, ngón tay. Lực hoạt động ở bàn tay, ngón tay yếu đi.

Cử động có tiếng lục khục

Khi khớp bị bào mòn, các đầu xương tiếp xúc với nhau, tăng ma sát tạo lên tiếng lạo xạo, lục khục. Tiếng kêu phát ra khi cử động ngón tay, bàn tay, khi cầm nắm đồ vật, ngay cả các vật nhỏ như chìa khóa. 

Xuất hiện hạch ở khớp ngón tay

Ở các khớp ngón tay gần móng có thể hình thành hạch Heberden, ở khớp giữa ngón tay hình thành hạch Bouchard. Các hạch này có thể sờ thấy dễ dàng qua lớp da. 

Khi bị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay, nếu không can thiệp sớm, các biểu hiện còn trở nên nặng hơn như tê liệt khớp, biến dạng khớp bàn tay, ngón tay. Tình trạng nghiêm trọng hơn là bàn tay, ngón tay bị tàn phế. 

Cách điều trị khi bị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay

Khi thấy người bệnh có dấu hiệu liên quan đến thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay, dược sĩ nhà thuốc khuyên người bệnh nên đến các cơ sở y tế kiểm tra ngay. Một số xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI giúp xác định được tình trạng thoái hóa rõ ràng hơn. 

Điều trị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Đầu tiên là cần làm giảm các cơn đau, chống viêm giúp phục hồi khả năng vận động của khớp: 

  • Dùng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid theo đường uống hoặc sử dụng đường tiêm nếu bệnh nặng ( đường tiêm được dùng tại các cơ sở y tế). Khi dùng thuốc, dược sĩ cần tư vấn chi tiết việc dùng thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. 
  • Các bài trị liệu vật lý để hỗ trợ giãn cơ, tăng khả năng vận động của các khớp như duỗi bàn tay, nắm đồ vật, năm tay…Dược sĩ khuyên người bệnh thực hiện các bài tập nhẹ nhàng cho khớp bàn tay, ngón tay để giúp khớp linh hoạt hơn, hạn chế bị cứng khớp. 
  • Trường hợp nặng cần phẫu thuật nội soi hoặc thay khớp. 

Bên cạnh đó, khi thấy khớp tay sưng đau, người bệnh có thể kết hợp dùng thuốc với chườm nóng hoặc chườm lạnh. Lưu ý hạn chế vận động mạnh, để tay được thư giãn, có thể dùng nẹp để cố định khớp tay để tránh bị tác động mạnh.

Cách phòng thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay- dược sĩ tư vấn nắm rõ 

Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay chủ yếu do sự lão hóa của cơ thể, do chấn thương. Một số đối tượng dễ bị thoái hóa như: người lớn tuổi, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, người làm công việc văn phòng, nội trợ, nông dân. 

Mặc dù không thể giúp sụn khớp được tốt như ban đầu nhưng có thể làm chậm quá trình thoái hóa. Dược sĩ nên tư vấn về cách chăm sóc và bảo vệ sụn khớp ngay từ khi còn trẻ tại nhà thuốc để hạn chế tỷ lệ thoái khớp về già. Một số phương pháp giúp cải thiện xương khớp như sau: 

Chế độ vận động điều độ, hợp lý

Trong quá trình làm việc, sinh hoạt, mọi người hạn chế tác dụng lực quá mạnh lên các khớp ở tay, để thay được nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy bị mỏi. Nên chọn các môn thể thao phù hợp với độ tuổi, không lựa chọn các môn thể thao cần dùng nhiều lực mạnh để tránh làm chấn thương khớp.. Người trung niên hoặc người cao tuổi có thể đi bộ, đánh cầu lông, tập thể dục dưỡng sinh. 

Chế độ ăn uống phù hợp

  • Ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi: canxi rất cần thiết cho hệ xương khớp nên cần bổ sung hàng ngày. Một số loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá… 
  • Bổ sung vitamin D: Vitamin D hỗ trợ quá trình hấp thu canxi được tốt hơn. Mỗi ngày, có thể tiếp với ánh mặt trời vào buổi sáng 15 phút( lúc 6-7 giờ sáng) để có nguồn vitamin D tự nhiên. Bên cạnh đó có thể dùng thực phẩm chức năng hoặc ăn các loại thực phẩm như trứng, sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa… 
  • Bổ sung nhiều rau xanh, rau củ quả có nhiều vitamin C để quá lão hóa diễn ra chậm hơn. 
  • Ăn các loại cá giàu omega-3 để bổ sung các acid béo không no giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa cho cơ thể.

                        Chế độ ăn uống phù hợp để phòng thoái hóa khớp 

Sử dụng thực phẩm chức năng tốt cho khớp

Các sản phẩm chức năng dành cho xương khớp hiện nay rất đa dạng. Trong mỗi sản phẩm đều có chứa các thành phần bổ trợ cho khớp, tái tạo sụn khớp cho cơ thể như collagen, glucosamin, chondroitin…Vì vậy, hãy lựa chọn các sản phẩm tốt ngay tại Nhà thuốc để bảo vệ sức khỏe ngay từ bây giờ nhé!

Trên đây là một số thông tin về thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay,  PharmaDi cung cấp. Dược sĩ nhà thuốc lưu ý một số cách phòng tránh thoái hóa khớp để tư vấn cho mọi người giúp mọi người không phải chịu những cơn đau mất ngủ khi về già. 

PharmaDi.vn– nền tảng phân phối Thực phẩm chức năng chính hãng B2B dành cho Nhà thuốc. Để nhận tư vấn thêm về cách đặt hàng Thực phẩm chức năng nhóm bệnh hỗ trợ điều trị Thoái Hóa Khớp hiệu quả, chính hãng với chính sách tốt cho Nhà thuốc, bạn đăng ký tại đây nhé!

——————————————————-

Để hiểu thêm các kiến thức về bệnh khác, hãy truy cập vào: Tri thức PharmaDi

PharmaDi.vn – nền tảng phân phối Thực phẩm chức năng chính hãng B2B dành cho Nhà thuốc

 

    Add to cart