Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Thạc sĩ Hoàng Phương Cúc

Co-Founder PharmaDi, Giám đốc PharmaDi Hà Nội

Rụng Tóc Nội Tiết Androgen

Rụng tóc nội tiết Androgen

Rụng tóc là nỗi lo, thậm chí là sự ám ảnh với nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ. Nó không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ, mà còn là dấu hiệu của những bất ổn sức khỏe tiềm ẩn. Đặc biệt, rụng tóc nội tiết, một hình thức rụng tóc liên quan trực tiếp đến sự thay đổi hormone trong cơ thể, ngày càng trở nên phổ biến. Điều này không chỉ gây ra những thay đổi về mặt hình thức, mà còn phản ánh những thay đổi sâu sắc trong cơ thể chúng ta. Bài viết này sẽ khám phá nguyên nhân, dấu hiệu, và cách thức để quản lý tình trạng rụng tóc nội tiết, mang lại cái nhìn sâu sắc và giải pháp thiết thực cho những ai đang trải qua vấn đề này.

1. Cấu tạo cơ bản của một sợi tóc và chu kỳ phát triển của tóc

Rụng Tóc Nội Tiết Androgen

Mỗi sợi tóc có một thân tóc và một chân tóc. Thân tóc là phần có thể nhìn thấy được của sợi tóc nhô ra khỏi da đầu. Chân tóc nằm trong da và kéo dài xuống các lớp sâu hơn của da. Nó được bao quanh bởi nang tóc (bao gồm biểu bì của da và các mô liên kết), cũng như được kết nối với tuyến bã nhờn. Ở phần cuối của sợi tóc, chân tóc mở rộng thành dạng củ hành gọi là hành tóc. Nhú tóc, nơi cung cấp máu cho chân tóc, nằm bên trong phần dưới của hành tóc. Các tế bào tóc mới liên tục được tạo ra ở hành tóc, gần với nhú tóc.

Các tế bào tóc mới liên tục hình thành trong nang tóc. Những tế bào này dính vào nhau và trở nên cứng lại. Toàn bộ sợi tóc phát triển từ nhóm tế bào tóc này. Các tế bào cứng mới tiếp tục bám vào nhau và dần dần bị đẩy lên khỏi da. Bằng cách này, một sợi tóc trên đầu bạn sẽ mọc với tốc độ khoảng 1 cm mỗi tháng.

Một sợi tóc sẽ trải qua 3 giai đoạn phát triển:

  • Giai đoạn tăng trưởng (anagen): Kéo dài khoảng 2 – 6 năm, khoảng 90% tổng lượng tóc của một người đều ở giai đoạn tăng trưởng này.
  • Giai đoạn chuyển tiếp (catagen): kéo dài khoảng 2 – 4 tuần, chân tóc tách dần ra khỏi nhú tóc.
  • Giai đoạn nghỉ ngơi (telogen): Kéo dài vài tháng, tóc đã tách hoàn toàn ra khỏi nhú tóc, nguồn cung cấp máu bị cắt. Sợi tóc bị đẩy dần ra khỏi da đầu và rụng.

Rụng Tóc Nội Tiết Androgen

2. Thực trạng của tình trạng rụng tóc nội tiết

Rụng tóc nội tiết tố là một rối loạn di truyền do phản ứng quá mức với nội tiết tố androgen, xảy ra ở cả nam và nữ. Nó còn được gọi với cái tên hói đầu kiểu nam giới và chứng rụng tóc ở nữ giới. Tình trạng này ảnh hưởng đến 50% nam và nữ giới nói chung, được đặc trưng bởi quá trình tóc rụng dần, thường diễn ra sau tuổi dậy thì và nguy cơ tăng theo độ tuổi. Theo thống kê, có tới khoảng 50 triệu nam giới và 30 triệu phụ nữ ở Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi chứng rụng tóc nội tiết này. Hơn 50% nam giới trên 50 tuổi bị rụng tóc ở mức độ nào đó. Ở phụ nữ, rụng tóc thường xảy ra ở độ tuổi trung niên (thường sau 40 tuổi).

3. Dấu hiệu thường gặp của rụng tóc nội tiết

Dấu hiệu chung của chứng rụng tóc này là tóc rụng nhiều và thưa dần. Tuy nhiên, có sự phân bố đặc trưng khác biệt giữa nam và nữ.

Ở nam giới, tóc rụng khá rõ ràng, bắt đầu từ phía trên hai thái dương. Theo thời gian, đường chân tóc sẽ lùi lại tạo thành hình chữ “M” đặc trưng. Tóc cũng mỏng dần ở đỉnh đầu, thường tiến triển thành hói một phần hoặc toàn bộ.

Ở phụ nữ, tóc trở nên mỏng hơn ở đỉnh đầu và phần giữa sẽ rộng ra. Đường chân tóc thường không rút đi. Rụng tóc do nội tiết tố ở nữ hiếm khi dẫn đến hói đầu toàn bộ.

Rụng Tóc Nội Tiết Androgen

4. Nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc nội tiết

Có nhiều yếu tố di truyền và môi trường có thể đóng vai trò gây ra chứng rụng tóc nội tiết tố androgen. Nguyên nhân chính xác của hiện tượng này vẫn chưa được xác định chính xác. Các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn tiến hành tìm hiểu những yếu tố nguy cơ liên quan. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dạng rụng tóc này, đặc biệt là ở nam giới, có liên quan đến một loại hormone gọi là androgen, cụ thể là dihydrotestosterone (DHT). Androgen rất quan trọng cho sự phát triển giới tính bình thường của nam giới trước khi sinh và trong tuổi dậy thì. Androgen còn có những chức năng quan trọng khác ở cả nam và nữ, chẳng hạn như điều hòa sự phát triển của tóc và ham muốn tình dục.

Androgen cũng giúp kiểm soát chu kỳ mọc tóc. Tuy nhiên, việc kích thích nang tóc quá nhiều bởi nội tiết tố androgen có thể dẫn đến thời gian tăng trưởng ngắn hơn, khiến cho sợi tóc ngắn và mỏng hơn. Sự phát triển của tóc mới để thay thế những sợi tóc đã rụng cũng bị trì hoãn. Kết quả của những thay đổi này là tóc bị rụng và thưa dần.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên hệ giữa chứng rụng tóc nội tiết tố và các tình trạng bệnh lý khác. Chẳng hạn, ở nam giới, chứng rụng tóc này có có liên quan đến bệnh mạch vành, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, rối loạn kháng insulin (ở người đái tháo đường, béo phì) và tăng huyết áp. Với nữ giới, tình trạng này liên quan nhiều đến hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), đặc trưng bởi sự mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều, mụn trứng cá, râm lông và tăng cân.

5. Cách phòng ngừa

Hiện tại đã có thuốc điều trị chứng rụng tóc nội tiết. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được chỉ định của bác sĩ và cân nhắc một số tác dụng phụ bất lợi ở các đối tượng khác nhau. Bài viết này sẽ không đề cập cụ thể đến vấn đề điều trị.

Để phòng ngừa tình trạng rụng tóc nói chung và rụng tóc nội tiết nói riêng thì việc đảm bảo một sức khỏe tổng thể tốt là yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó, một số vitamin, khoáng chất và axit amin rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất liên quan đến chuyển hóa protein keratin (tóc).

Vitamin nhóm B

  • Vitamin B5 (axit pantothenic) mang lại cho tóc sự linh hoạt, chắc khỏe và bóng mượt, đồng thời giúp ngăn ngừa rụng tóc và bạc tóc.
  • Vitamin B6 giúp ngăn ngừa gàu và có thể tìm thấy trong ngũ cốc, lòng đỏ trứng và gan.
  • Vitamin B9 (acid folic) có thể góp phần làm giảm sự phân chia và phát triển của tế bào nang tóc. Axit folic cũng rất cần thiết cho việc duy trì mức methionine khỏe mạnh trong cơ thể.
  • Vitamin B12 giúp ngăn ngừa rụng tóc và có trong cá, trứng, thịt gà và sữa.

Biotin

Đây là một chất dinh dưỡng khác có liên quan đến rụng tóc. Biotin cần thiết cho một số phản ứng enzyme trong cơ thể và cần thiết cho quá trình chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate, góp phần cung cấp các chất dinh dưỡng cho các tế bào nang tóc. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Harvard cho thấy biotin là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất để duy trì độ chắc khỏe, kết cấu và chức năng của tóc.

Những người ăn đủ lượng protein sẽ không gặp vấn đề thiếu hụt biotin. Nguồn thực phẩm tốt cung cấp biotin là trứng, gan và đậu nành.

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng biotin trong các sản phẩm dành cho tóc biotin, chẳng hạn như dầu gội, có thể được hấp thụ qua tóc hoặc da đầu.

Axit amin

  • L-Methionine, một trong bốn axit amin chứa lưu huỳnh, hỗ trợ độ chắc khỏe của tóc bằng cách cung cấp đủ lượng lưu huỳnh cho tế bào tóc, giúp tóc phát triển.
  • L-Cystein – hỗ trợ độ chắc khỏe của tóc bằng cách cung cấp lưu huỳnh. Da, móng tay và tóc có hàm lượng L-Cysteine cao. Có bằng chứng cho thấy sự thiếu hụt dưỡng chất này có thể là một yếu tố gây rụng tóc.
  • L-Lysine – Người ta nhận thấy L-Lysine trong rau và thảo mộc có ảnh hưởng đến 5-alpha-reductase theo một cách nào đó. Từ đó giúp hạn chế sự rụng tóc.

Kẽm

Kẽm rất cần thiết cho quá trình sản xuất DNA và RNA, từ đó dẫn đến sự phân chia tế bào ở nang tóc bình thường. Kẽm cũng chịu trách nhiệm giúp ổn định cấu trúc màng tế bào và hỗ trợ phân hủy và loại bỏ các gốc oxi hóa. Kẽm được tìm thấy nhiều trong thịt, trứng và hải sản.

Axit béo không bão hòa đa (PUFA)

Nhóm chất này đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc tế bào. PUFA giúp giảm khô da, bong vảy. Các nguồn phổ biến nhất cung cấp PUFA là quả óc chó, dầu cá, dầu hạt lanh, v.v.

Những người có chế độ ăn ít chất béo có nguy cơ bị rụng tóc liên quan đến dinh dưỡng vì tóc cần các axit béo thiết yếu. Thiếu axit béo thiết yếu gây khô da. Đây là những chất dinh dưỡng quan trọng hỗ trợ sức khỏe của nang tóc. Khi nang tóc không khỏe mạnh, tóc sẽ bị rụng và mỏng đi.

Rụng tóc nội tiết vẫn là một trong những vấn đề gây đau đầu cho rất nhiều người. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, cung cấp các dưỡng chất cho nang tóc, các tế bào tóc mới phát triển tốt sẽ giúp hạn chế được tình trạng này. Bạn cũng có thể cân nhắc bổ sung các sản phẩm cung cấp các dưỡng chất cho tóc nếu chế độ ăn của bạn không đảm bảo được điều này. 

Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm chức năng sau để hỗ trợ cho quá trình dự phòng và điều trị chứng rụng tóc nội tiết.

  • Arkopharma Forcapil Anti-Chute Arkopharma Forcapil Fortifiant: chứa thành phần cung cấp dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình mọc tóc như các acid amin L-Cystine, L-Methionine, L-Arginine, biotin, vitamin nhóm B như B5, B6, B9, vitamin D, kẽm, đồng.
  • DHC Biotin: có chứa 500mcg biotin, là một dưỡng chất quan trọng giúp mái tóc chắc khỏe.

Các sản phẩm có tác dụng:

  • Kích thích mọc tóc, giúp làm tăng mật độ tóc và làm dày tóc.
  • Ngăn tiết bã nhờn, hạn chế gàu giúp tóc sạch khỏe.
  • Cải thiện nang tóc khỏe mạnh, giúp tóc chắc khỏe, giảm khô xơ, gãy ngọn.
  • Tăng độ bóng mượt, tóc chắc khỏe, bồng bềnh.

    Add to cart