Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Tiến sĩ Ngô Anh Ngọc

Co-Founder, CEO PharmaDi

9 nội dung quan trọng trong chiến lược kinh doanh nhà thuốc – Bí kíp cho dược sĩ

Xây dựng chiến lược kinh doanh nhà thuốc là bước đầu tiên các dược sĩ cần phải làm nếu mong muốn nhà thuốc phát triển tốt. Tuy nhiên, nhiều dược sĩ còn nhiều băn khoăn trong vấn đề này. 9 nội dung quan trọng dưới đây sẽ giúp các dược sĩ xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp nhất. 

Tầm quan trọng của xây dựng chiến lược kinh doanh nhà thuốc

Chiến lược kinh doanh nhà thuốc là nội dung tổng thể về các phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh trong quá trình mở nhà thuốc. Mục đích của chiến lược là hoàn thành được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đem lợi ích cho nhà thuốc. 

Chiến lược kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhà thuốc. Khi xây dựng được một chiến lược kinh doanh tốt, nhà thuốc sẽ đi đúng hướng và có thể nhanh chóng vượt qua được các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. 

Với một chiến lược chi tiết, cụ thể, nhà thuốc sẽ biết tận dụng được các cơ hội để phát triển và hạn chế được rủi ro. Dược sĩ nhà thuốc không phải mất quá nhiều thời gian để xử lý các vấn đề phát sinh. 

9 nội dung cần có trong chiến lược kinh doanh nhà thuốc

Bản chiến lược kinh doanh nhà thuốc cần có nhiều thông tin cụ thể và thực tế để có thể áp dụng dễ dàng. Một số nội dung dưới đây sẽ giúp các dược sĩ tạo nên chiến lược kinh doanh cho nhà thuốc được tốt hơn. 

Xác định rõ mục tiêu kinh doanh nhà thuốc

Khi kinh doanh, mục tiêu lớn nhất là mong muốn doanh nghiệp được tồn tại và phát triển tốt. Đối với kinh doanh nhà thuốc cũng vậy, mục tiêu chính là đứng vững trong thị trường dược phẩm. Để có được điều này, nhà thuốc cần có một số mục tiêu nhỏ như sau: 

  • Đáp ứng được các nhu cầu về sức khỏe của khách hàng
  • Cung ứng được các sản phẩm chất lượng với giá hợp lý
  • Doanh thu đem về cho nhà thuốc đủ lớn

Nắm rõ các thủ tục pháp lý về kinh doanh nhà thuốc

Nhà thuốc muốn phát triển lâu dài cần đáp ứng đầy đủ về mặt pháp lý. Về chuyên môn, chủ nhà thuốc phải có Chứng chỉ hành nghề dược do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp. Bên cạnh đó, hai loại giấy tờ giúp nhà thuốc được đi vào hoạt động là giấy chứng nhận đạt chuẩn GPP và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. 

Phân tích thị trường 

Phân tích thị trường nhà thuốc là nội dung quan trọng cần thể hiện trong chiến lược kinh doanh. 

Với thị trường dược phẩm ngày càng phát triển, số lượng nhà thuốc ngày một nhiều hơn. Sự cạnh tranh giữa các nhà thuốc ngày một lớn. Điều này đòi hỏi các chủ nhà thuốc cần phân tích được những điểm mạnh điểm yếu của nhà thuốc mình cũng như các đối thủ khác. Từ đó, đưa ra được những phương án tốt nhất. 

Lựa chọn mặt bằng phù hợp

Mặt bằng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nhà thuốc. Nếu dược sĩ có một cái nhìn tổng quan, lựa chọn được một vị trí tốt sẽ giúp nhà thuốc đi lên nhanh chóng. Để lựa chọn địa điểm mở nhà thuốc, chủ nhà thuốc lưu ý một số điều sau: 

  • Phân tích mật độ nhà thuốc: tại khu vực đang muốn mở, chủ nhà thuốc cần quan sát xem có bao nhiêu nhà thuốc đã được thành lập, phạm vi bán kính trong khoảng 500m.
  • Giá mặt bằng phù hợp với khả năng chi trả: trong khoảng thời gian đầu khi mở nhà thuốc, việc kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, chủ nhà thuốc lựa chọn mặt bằng ở mức sao cho hợp lý để có thể đáp ứng trả được. 
  • Mặt bằng ở những nơi đông người, ở chợ, trường học, khu dân cư…

Xây dựng mô hình nhà thuốc

Mô hình nhà thuốc là một phần không thể thiếu trong việc lên kế hoạch chiến lược kinh doanh nhà thuốc. Xây dựng mô hình nhà thuốc cần đáp ứng đạt tiêu chuẩn GPP (thông tư 02/2018/TT-BYT) với một số nội dung cơ bản sau: 

  • Diện tích nhà thuốc: tối thiểu 10 mét vuông
  • Trang thiết bị đầy đủ: hệ thống tủ thuốc, trang thiết bị bảo bảo thuốc, điều hòa, nhiệt kế ẩm, bình chữa cháy…
  • Bảng hiệu nhà thuốc cần đủ các thông tin về tên nhà thuốc, biểu tượng ngành dược, tên chủ nhà thuốc, số đăng ký, địa chỉ, số điện thoại. Màu sắc chủ đạo nên là màu trắng, xanh lá xanh dương.

Nhà thuốc cần thiết kế sao cho phù hợp có cả vị trí để xe cho khách. Vị trí dược sĩ đứng bán cần phải dễ thấy, có thể nhìn được khách hàng đi vào. Hệ thống camera cho nhà thuốc trang bị đầy đủ. Sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc cùng các phương thức thanh toán hiện đại để thuận lợi hơn trong quá trình bán hàng, đặc biệt khi đông khách. 

Tìm nơi cung cấp nguồn hàng 

Nguồn hàng nhập về cho nhà thuốc không chỉ đảm bảo về chất lượng mà còn đảm bảo về giá. Nếu mới mở nhà thuốc, các dược sĩ có thể lựa chọn nhập hàng theo các cơ sở mà bạn bè của mình đã nhập trước. 

Nhập thuốc tại các công ty theo tư vấn của các trình dược viên là một phương án tốt. Khi nhập tại đây, các sản phẩm sẽ được đảm bảo chất lượng cũng như thương lượng giá dễ dàng. Ngoài ra, các chủ nhà thuốc cần tạo mối liên hệ với các điểm thuốc sỉ để có thể tự nhập hàng với mức giá tốt nhất. 

Ban đầu khi mở nhà thuốc chỉ nên nhập các sản phẩm thông dụng, khách hàng hay mua. Sau khi nhà thuốc đã ổn định thì nhập thêm các sản phẩm mới. Các sản phẩm mới chỉ nên nhập với số lượng ít. Sau đó bán và phân tích loại sản phẩm đó có phù hợp và đem lại lợi nhuận cho nhà thuốc không. 

Xây dựng lòng tin đối với khách hàng

Xây dựng lòng tin với khách là cách giúp giữ chân được khách hàng lâu hơn khi đến với nhà thuốc. Ngoài sản phẩm chất lượng, người đứng quầy cần phải biết cách chăm sóc tư vấn cho khách hàng. Nếu một người dược vững kiến thức, khả năng truyền đạt thông tin tốt sẽ làm cho khách hàng an tâm, tin tưởng hơn. 

Chủ nhà thuốc nên xin lại thông tin liên lạc sau mỗi lần khách hàng tới mua thuốc để dễ dàng trao đổi trong quá trình dùng thuốc. Điều này giúp cho quá trình sử dụng thuốc trở lên hiệu quả hơn. 

Chiến dịch marketing cho nhà thuốc

Để khách hàng biết nhiều hơn về nhà thuốc, mạng xã hội là nơi nên tận dụng. Đây là một cách thức có thể tăng nhận biết cho khách hàng mà không cần mất quá nhiều chi phí. 

Bên cạnh đó, nhà thuốc cần đưa ra ưu đãi cho khách hàng khi đến mua sản phẩm. Tuy nhiên, phương án này nên áp dụng khi nhà thuốc đã hoạt động ổn định một thời gian.  

Cách bán hàng hiệu quả 

Hiện nay, nhiều nhà thuốc lựa chọn cách bán hàng Upsell và Cross-sell. Upsell là kỹ thuật bán hàng gia tăng. Người tư vấn sẽ hướng khách hàng đến với các sản phẩm cao cấp hơn, có mức giá cao hơn, hiệu quả sử dụng tốt hơn. 

Cross-sell là kỹ thuật bán hàng chéo. Dược sĩ đứng quầy sẽ tư vấn cho khách hàng các sản phẩm dùng kèm để làm tăng hiệu quả hơn trong quá trình điều trị bệnh. 

Đây là cách bán hàng không chỉ mang đến doanh số cho nhà thuốc mà còn giúp cho sức khỏe khách hàng được cải thiện tốt hơn. Để làm được điều này, bản thân dược sĩ tư vấn phải có cách ứng xử linh hoạt, kiến thức tốt để có thể truyền đạt được thông tin hữu ích cho khách hàng. 

 

Trên đây là một số lưu ý trong nội dung chiến lược kinh doanh nhà thuốc, các dược sĩ cần bỏ túi ngay. Việc xây dựng chiến lược rất quan trọng. Vì vậy, các nhà thuốc hãy vạch ra chiến lược chi tiết, cụ thể để giúp nhà thuốc phát triển tốt nhất nhé!

    X
    Add to cart