Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Tiến sĩ Ngô Anh Ngọc

Co-Founder, CEO PharmaDi

Kinh nghiệm kinh doanh nhà thuốc

Kinh nghiệm kinh doanh nhà thuốc hiệu quả mà bạn nên biết

Việc mở nhà thuốc để kinh doanh là ước mơ của nhiều bạn trẻ theo học ngành dược. Tuy nhiên, để có thể kinh doanh nhà thuốc thành công thì bạn cần phải có kiến thức và một số kinh nghiệm nhất định. Trong bài viết này, PharmaDi sẽ chia sẻ các kinh nghiệm kinh doanh nhà thuốc hiệu quả để bạn tham khảo.

Trước khi mở nhà thuốc cần chuẩn bị những gì?

Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh nhà thuốc
Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh nhà thuốc

Trước khi mở nhà thuốc, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng những điều sau:

Nghiên cứu thị trường

Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn nắm được nhu cầu của khách hàng, hiểu được đối thủ cạnh tranh và chiến lược kinh doanh của họ. Ngoài ra, nó còn mang lại cho bạn nhiều lợi ích như:

  • Hiểu rõ hơn về những thay đổi, chuyển biến về nhu cầu trên thị trường.
  • Xác định cụ thể khách hàng của bạn là ai và những gì họ mong muốn.
  • Nắm được tình hình kinh tế hiện tại và các cơ hội cũng như thách thức trong tương lai.
  • Đánh giá rõ hơn tình hình cung ứng trong ngành dược.
  • Theo dõi các sản phẩm và khách hàng của đối thủ.

Lập kế hoạch kinh doanh

Hãy xây dựng một chiến lược kinh doanh cụ thể bằng cách thực hiện các bước từ việc thuê mặt bằng, đầu tư vào trang thiết bị và nguồn hàng. Ngoài ra, chủ kinh doanh cần lưu ý những điểm sau:

Về thị trường

  • Ngành dược phẩm đang đối mặt với áp lực cạnh tranh cao.
  • Có nhiều thách thức và nguy cơ bão hòa.

Về nhà thuốc

  • Luôn luôn nỗ lực học hỏi và tiếp thu kiến thức mới.
  • Tìm cách hợp tác với những người có kinh nghiệm để nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn.

Hoàn tất thủ tục pháp lý

Bạn cần hoàn tất đầy đủ các thủ tục pháp lý để có thể kinh doanh nhà thuốc. Các yêu cầu thủ tục cần thiết khi mở nhà thuốc có thể khác nhau tùy theo địa phương, nhưng thường sẽ bao gồm những điều sau:

  • Trình độ chuyên môn của dược sĩ: Đối với nhà thuốc, người chịu trách nhiệm chuyên môn phải có trình độ đại học ngành Dược và có bằng cấp được pháp luật công nhận. Đối với quầy thuốc, người chịu trách nhiệm chuyên môn cần phải có bằng Cao đẳng hoặc Trung cấp Dược.
  • Thủ tục pháp lý: Bạn phải hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục pháp lý liên quan để mở quầy thuốc. 

Một cơ sở kinh doanh có thể bắt đầu hoạt động khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Chứng chỉ hành nghề Dược do Sở Y tế cấp.
  • Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh dược phẩm được cấp bởi Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh, đã được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bán lẻ thuốc.
  • Các giấy chứng nhận khác liên quan đến hồ sơ mở bán thuốc: Xin giấy phép hành nghề Dược và xin thẩm định GPP (thực hành tốt trong bán lẻ thuốc).
  • Đánh giá và thẩm định nhà thuốc: Sau khi hoàn thiện giấy tờ pháp lý, bạn cần thiết kế nhà thuốc theo hướng dẫn thực hành tốt bán lẻ thuốc (GPP). Sau đó, đăng ký xin thẩm định từ Sở Y tế và chờ đoàn thanh tra đến thẩm định. Trong ngày thẩm định, nếu điểm số thẩm định đạt trên 90% và nhà thuốc của bạn không vi phạm các tiêu chí không chấp nhận được thì bạn có thể bắt đầu cung cấp sản phẩm và dịch vụ y tế cho khách hàng từ thời điểm này.

Tìm kiếm nguồn cung ứng thuốc uy tín

Tìm kiếm nguồn cung ứng thuốc uy tín
Tìm kiếm nguồn cung ứng thuốc uy tín

Sự phát triển bền vững của một quầy thuốc phần lớn phụ thuộc vào giá thành và chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, bạn cần cẩn trọng và nghiên cứu kỹ về các đơn vị cung cấp thuốc. Việc kinh doanh thuốc lậu hoặc thuốc kém chất lượng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cửa hàng của bạn. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ người quen đang làm trong ngành Y – Dược để tìm nguồn cung ứng thuốc uy tín và chất lượng.

Chuẩn bị cơ sở vật chất

Bạn cần đảm bảo đáp ứng được những điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật sau để có thể mở nhà thuốc:

  • Nhà thuốc cần phải có diện tích từ 10m2 trở lên.
  • Không gian nhà thuốc phải được bố trí đúng quy định, bao gồm khu vực trưng bày, bảo quản thuốc cùng khu vực để người bán lẻ thuốc giao tiếp và tư vấn cho khách hàng.
  • Nhà thuốc cần đảm bảo sạch sẽ, khô ráo và đủ điều kiện về nhiệt độ để bảo quản thuốc.
  • Các trang thiết bị như tủ đựng thuốc, túi đựng thuốc, khay đếm thuốc,… cần được đảm bảo đầy đủ.
  • Các sản phẩm thuốc cần được phân loại theo nhóm để tránh nhầm lẫn và dễ dàng quản lý.
  • Nhà thuốc cũng cần cần có các thiết bị như máy tính kết nối với cổng thông tin Bộ Y tế, ẩm kế, nhiệt kế, phần mềm quản lý bán lẻ thuốc và dụng cụ phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
  • Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu chuyên môn như quy định quy chế nghề dược, danh sách thuốc cấm sử dụng, tài liệu tra cứu cách sử dụng thuốc,…

Tuyển dụng nhân viên

Việc tuyển dụng nhân viên tại nhà thuốc có thể dựa trên các tiêu chí sau đây:

  • Trình độ của Dược sĩ: Nhân viên bán hàng tại nhà thuốc phải có trình độ chuyên môn để đọc đơn thuốc, bán thuốc và tư vấn chính xác cho khách hàng. Bạn có thể thuê các dược sĩ vừa tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học. Nguồn nhân lực này sẽ có kiến thức chuyên môn cần thiết và có thể thuê với mức lương hợp lý, phù hợp với việc kinh doanh nhà thuốc của bạn.
  • Năng lực tư vấn: Nhân viên tại nhà thuốc cần phải có năng lực tư vấn tốt vì điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và sức cạnh tranh. Các dược sĩ phải bán thuốc đúng bệnh và đúng liều. Nếu khách hàng có dấu hiệu bệnh nghiêm trọng, dược sĩ cần khuyên khách hàng đi khám tại bệnh viện để tránh tự mua thuốc.

Chuẩn bị hồ sơ thủ tục mở nhà thuốc đạt chuẩn GPP

Để mở nhà thuốc đạt chuẩn GPP, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tờ sau đây:

  • Hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh
  • Hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề Dược do Sở Y Tế cấp
  • Hồ sơ xét Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược
  • Hồ sơ xin cấp giấy Chứng nhận Thực hành tốt nhà thuốc GPP
Chuẩn bị hồ sơ thủ tục mở nhà thuốc
Chuẩn bị hồ sơ thủ tục mở nhà thuốc

Chi phí mở nhà thuốc là bao nhiêu?

Để có thể khởi nghiệp mở nhà thuốc thành công thì bạn cần nắm rõ các chi phí cần đầu tư để đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất với tình hình tài chính của bản thân. Dưới đây là một số chi phí mà bạn cần phải tính đến khi mở nhà thuốc kinh doanh:

Chi phí cho tiền thuê mặt bằng

Chi phí thuê mặt bằng sẽ được áp dụng cho các chủ nhà thuốc thuê địa điểm kinh doanh. Chi phí cho tiền thuê mặt bằng tại vùng nông thôn thường thấp hơn thành thị.

Thông thường, chi phí thuê mặt bằng tại các vùng ngoại ô hay nông thôn sẽ dao động từ 3 – 5 triệu đồng một tháng. Còn ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội thì chi phí này thường từ 5 đến hơn 10 triệu đồng mỗi tháng. Số tiền thuê mặt bằng có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ dân cư và quy mô của cửa hàng.

Chi phí cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là một phần thiết yếu trong quá trình chuẩn bị mở nhà thuốc. Các trang thiết bị mà chủ kinh doanh cần chuẩn bị bao gồm: bảng hiệu, tủ thuốc lớn và nhỏ, bàn tư vấn, tủ lạnh để bảo quản thuốc, máy tính, cân y tế,… Kinh phí tối thiểu để đầu tư vào cơ sở vật chất cho một hiệu thuốc có quy mô vừa và nhỏ là khoảng 40 triệu đồng.

Chi phí nhập hàng

Chi phí nhập hàng bao gồm các khoản chi cho dược phẩm, thuốc Đông dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dụng cụ y tế,… Trung bình, mỗi nhà thuốc mới kinh doanh sẽ cần đầu tư khoảng 100 triệu đồng cho việc nhập hàng.

Chi phí nhân sự

Đối với những nhà thuốc quy mô nhỏ và bạn muốn tự quản lý thì sẽ không cần phải chi tiền để thuê nhân sự. Tuy nhiên, đối với những nhà thuốc có quy mô vừa và lớn thì bạn cần đảm bảo có ít nhất 2 người để phục vụ việc bán hàng.

Việc kê đơn và bán thuốc đòi hỏi nhân sự có chuyên môn tốt. Vì vậy, bạn nên thuê những người có kinh nghiệm để đảm bảo uy tín cho cơ sở của mình. Chi phí thuê nhân sự chất lượng sẽ dao động từ 7 – 10 triệu đồng mỗi tháng.

Cách tính doanh thu nhà thuốc

Để đánh giá doanh thu của nhà thuốc, các chủ cửa hàng cần dựa vào các tiêu chí sau:

  • Tăng trưởng doanh thu tháng: Đây là tỷ lệ tăng trưởng doanh thu so với các tháng trước đó.
  • Tỷ suất lợi nhuận bán thuốc tháng: Tỷ lệ lợi nhuận thu được từ bán thuốc trong một tháng.
  • Tổng tài sản: Tổng giá trị các tài sản sở hữu của nhà thuốc.
  • Tổng doanh thu: Tổng số tiền thu được từ bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Doanh thu trung bình/ngày: Trung bình số tiền thu được từ bán hàng mỗi ngày.
  • Số lượt khách trung bình/ngày: Trung bình số lượt khách hàng đến mua hàng mỗi ngày.
  • Tổng chi phí: Tổng số tiền đã chi cho hoạt động kinh doanh.
  • Chi phí trung bình/ngày: Trung bình số tiền chi cho hoạt động kinh doanh mỗi ngày.
  • Lãi gộp: Số tiền thu được từ việc bán hàng trừ đi chi phí sản xuất.
  • Lãi dòng (không bao gồm khấu hao + công của chủ nhà thuốc): Lãi thu được sau khi trừ đi các chi phí sản xuất nhưng không bao gồm khấu hao và tiền công của chủ nhà thuốc.
  • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ: Tỷ lệ lợi nhuận so với vốn mà chủ nhà thuốc đã đầu tư.

Công thức tính doanh thu nhà thuốc là: Doanh thu = Giá bán x Sản lượng.

Kinh nghiệm Quản lý nhà thuốc hiệu quả

Kinh nghiệm Quản lý nhà thuốc hiệu quả
Kinh nghiệm Quản lý nhà thuốc hiệu quả

Dưới đây là một số kinh nghiệm kinh doanh nhà thuốc hiệu quả mà bạn nên tham khảo:

Quản lý kho thuốc

Dưới đây là một số điều bạn cần chú ý để quản lý kho thuốc hiệu quả:

  • Sắp xếp, bố trí kho thuốc theo hệ thống một cách khoa học để dễ dàng tìm kiếm và lấy thuốc.
  • Theo dõi số lượng tồn kho để đảm bảo luôn có đủ thuốc để bán cho khách hàng.
  • Thực hiện kiểm kê kho thuốc định kỳ.
  • Quản lý hạn sử dụng của thuốc để tránh lãng phí và bán hàng hết hạn.

Quản lý tài chính

  • Lập kế hoạch ngân sách cho hoạt động kinh doanh của nhà thuốc, bao gồm cả chi phí nhập hàng, chi phí thuê mặt bằng, lương nhân viên và các chi phí khác.
  • Theo dõi và phân tích các chỉ số tài chính như doanh thu, lợi nhuận, tổng chi phí,….
  • Xem xét các khoản đầu tư cần thiết cho việc cải thiện cơ sở vật chất và dịch vụ để tăng doanh thu, lợi nhuận cho nhà thuốc.

Áp dụng các biện pháp marketing

  • Xác định nhóm đối tượng khách hàng mà nhà thuốc đang hướng tới, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
  • Tạo lập fanpage cho nhà thuốc trên các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn cũng như tạo độ nhận diện cho thương hiệu.
  • Sử dụng bảng hiệu đẹp mắt hoặc phát tờ rơi kèm các thông tin khuyến mãi hấp dẫn tại nhà thuốc để để thu hút sự chú ý của khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể xây dựng một website cho nhà thuốc để đăng các thông tin cần thiết cũng như quảng cáo nhà thuốc và các sản phẩm đang cung cấp.

Nâng cao chuyên môn cho dược sĩ 

  • Tham gia các khóa học đào tạo chuyên sâu cho dược sĩ về các loại thuốc, tác dụng phụ, tương tác thuốc và cách sử dụng thuốc hiệu quả.
  • Dược sĩ cần cập nhật kiến thức về các xu hướng, tiến bộ trong ngành dược phẩm để có thể cung cấp thông tin chính xác và tư vấn một cách tốt nhất cho khách hàng.
  • Khuyến khích dược sĩ tại nhà thuốc tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên ngành Dược để mở rộng mạng lưới kết nối và cập nhật thông tin mới.

Nâng cao dịch vụ khách hàng của nhà thuốc

  • Đào tạo nhân viên nhà thuốc về kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách hàng.
  • Cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp về sức khỏe và cách sử dụng thuốc cho khách hàng.
  • Tạo ra một môi trường thân thiện và chuyên nghiệp tại nhà thuốc, từ cách bố trí không gian đến việc giao tiếp, chăm sóc khách hàng của nhân viên.

Một số lưu ý để kinh doanh nhà thuốc hiệu quả

Để kinh doanh nhà thuốc hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh nhà thuốc

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh tại nhà thuốc diễn ra bền vững và suôn sẻ, bạn cần tuân thủ đầy đủ các quy định về kinh doanh nhà thuốc theo quy định của pháp luật.

Xây dựng thương hiệu uy tín

Thiết lập và xây dựng một thương hiệu nhà thuốc uy tín, có độ tin cậy cao trong cộng đồng để có thể thu hút được nhiều khách hàng cũng như tăng cường sự gắn kết đối với khách hàng.

Cập nhật kiến thức mới về dược phẩm

Dược sĩ cập nhật các kiến thức mới nhất về dược phẩm và các xu hướng trong ngành để đảm bảo có thể cung cấp thông tin chính xác cũng như tư vấn hiệu quả cho khách hàng.

Tham gia các hội nhóm kinh doanh nhà thuốc

Tham gia các hội nhóm, câu lạc bộ hay các tổ chức chuyên ngành để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh nhà thuốc.

Hợp tác với các công ty dược phẩm

Xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững với các công ty dược phẩm uy tín để đảm bảo nguồn cung cấp thuốc có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn cho khách hàng.

Áp dụng các công nghệ mới trong quản lý và kinh doanh

Áp dụng các công nghệ mới, phần mềm quản lý hiện đại để tối ưu quá trình kinh doanh tại nhà thuốc cũng như tăng tính hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho cả dược sĩ lẫn khách hàng.

Kết luận

Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh nhà thuốc hiệu quả mà PharmaDi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về việc kinh doanh nhà thuốc.

Xem Thêm: Thủ Tục Mở Nhà Thuốc Tư Nhân Chi Tiết Nhất

    Đăng ký nhận nội dung hữu ích

    pharmadi.vn là website thuộc sở hữu của công ty cổ phần PharmaDi

    CÔNG TY CỔ PHẦN PHARMADI

    • Đã được chứng nhận

    © Copyright PharmaDi. All rights reserved.

    X
    Add to cart