Thẩm định bởi:

Dược sĩ – Thạc sĩ Hoàng Phương Cúc

Co-Founder PharmaDi, Giám đốc PharmaDi Hà Nội

Thoái Hóa Khớp Vai Là Gì? Dược Sĩ Nhà Thuốc Tuyệt đối Không được Lơ Là 5 Dấu Hiệu Sau

Thoái hóa khớp vai là gì? Dược sĩ nhà thuốc tuyệt đối không được lơ là 5 dấu hiệu sau

Thoái hóa khớp vai là tình trạng không quá phổ biến so với thoái hóa khớp gối, khớp háng. Tuy nhiên, theo thống kê gần đây, thoái hóa khớp vai chiếm ⅓ người trên 60 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy thoái hóa khớp vai là gì và có các biểu hiện điển hình nào, dược sĩ nhà thuốc cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Thoái hóa khớp vai là gì?

Vùng vai đảm nhiệm các chức năng xoay chuyển quan trọng liên quan mật thiết đến hoạt động của cánh tay. Khớp vai là một khớp lớn của cơ thể có cấu tạo khá phức tạp bởi bao gồm các khớp nhỏ như:

  • Khớp giữa ổ chảo và cánh tay: điều chỉnh các hoạt động nâng tay lên, hạ tay xuống, xoay cánh tay theo vòng tròn…
  • Khớp giữa xương đòn, xương ức: đảm bảo các chuyển động giơ tay cao quá đầu hay sang ngang.
  • Khớp bả vai và lồng ngực: hỗ trợ hoạt động cho khớp ổ chảo và cánh tay.
  • Khớp giữa xương cùng vai và xương đòn: hỗ trợ các chuyển động đưa tay qua đầu.

Thoái hóa khớp vai là hậu quả của xương dưới sụn và sụn khớp vai bị bào mòn, bị khuyết hay vỡ sụn làm cho khớp vai yếu đi và hạn chế vận động. Thoái hóa khớp vai sẽ khiến người bệnh đau âm ỉ, cứng khớp vào buổi sáng, khó khăn khi hoạt động…Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ gặp những biến chứng khó lường.

                          Thoái hóa khớp vai với những cơn đau đớn

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai do nhiều nguyên nhân khác nhau như:  

  • Do tuổi cao: thoái hóa khớp thường gặp ở người lớn tuổi khoảng 60 tuổi trở lên. Khớp vai đã chịu nhiều tác động trong một thời gian rất dài cùng với tốc độ lão hóa ở người già tăng nhanh làm cho sụn khớp bị bào mòn.
  • Do giới tính: nữ giới thường gặp thoái hóa khớp nhiều hơn nam giới do hệ xương khớp và dây chằng yếu hơn.
  • Do béo phì: trọng lượng cơ thể lớn làm tăng áp lực lên hệ xương khớp.
  • Do hoạt động sai tư thế: đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp vai đang được trẻ hóa như hiện nay. Việc ngồi không đúng tư thế làm cho lực tác động lên vị trí khớp không đều nhau hay khớp vai bị tăng áp lực do bê vác vật nặng.
  • Do chấn thương: những ai đã bị chấn thương khớp vai như trật khớp, sai khớp dễ bị thoái hóa khớp sau này.

5 dấu hiệu thường gặp khi bị thoái hóa khớp vai- Dược sĩ nhà thuốc lưu ý để tư vấn cho người bệnh hiệu quả

Thoái hóa khớp vai làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, hạn chế trong vận động dẫn tới ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là 5 dấu hiệu điển hình ở người thoái hóa khớp vai:

Đau vai

Triệu chứng đau vai là biểu hiện quan trọng đầu tiên ở người bị thoái hóa khớp. Đau diễn ra theo tính chất cơ học: đau khi vận động và giảm nghỉ ngơi, càng vận động nhiều càng thấy đau nhiều. Khi bị thoái hóa một thời gian, người bệnh sẽ cảm giác châm chích ở vị trí cơ khớp.

Cứng vai vào buổi sáng

Mỗi sáng khi thức dậy, người bệnh sẽ cảm thấy vai bị cứng lại và khó khăn khi vận động. Triệu chứng này sẽ giảm nhanh khi người bệnh xoa bóp và thực hiện một số động tác nhẹ nhàng giúp làm mềm khớp. Người bệnh bị thoái hóa khớp vai thể đông cứng thường bị đau nhiều về đêm.

Vai bị hạn chế vận động

Khi cử động, người bị thoái hóa khớp vai sẽ thấy đau và khó khăn để thực hiện các động tác như đưa tay ra đằng sau, đưa tay sang ngang hay lên trên đầu, khó khi cầm nắm đồ vật…Vị trí khớp vai có thể bị sưng đau, vùng da bị đỏ do viêm ở các mô mềm xung quanh.

Có tiếng lục khục, lạo xạo

Lớp sụn đã bị bào mòn, đầu xương không được bảo vệ và tạo ra ma sát mạnh. Vì thế, khi cử động, phần vai sẽ phát ra tiếng lục khục, lạo xạo.

Vai bị teo cơ

Khớp vai bị thoái hóa, yếu dần đi dẫn tới các cơ quanh khớp cũng bị ảnh hưởng không còn được rắn chắc. Phần cơ vai bị teo đi và khả năng nâng đỡ kém.

Với những trường hợp không phát hiện sớm hay điều trị không đúng cách, thoái hóa khớp vai sẽ tiến triển nặng hơn. Người bệnh sẽ phải đối mặt với một số vấn đề như: bị hỏng khớp vai, vôi hóa khớp vai, tê liệt khớp vai, biến dạng khớp.

Cần làm gì khi bị thoái hóa khớp vai để bớt khó chịu

Thoái hóa khớp vai ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như bị mất ngủ do các cơn đau, hay bị cáu gắt, khó chịu. Vì vậy, một số lời khuyên dưới đây giúp người bệnh cải thiện tình trạng thoái hóa tốt hơn:

Thăm khám và nhận phác đồ điều trị

Thoái hóa khớp vai với những cơn đau nhức làm người bệnh khó chịu và thường lựa chọn uống thuốc giảm đau. Vì vậy, dược sĩ chuyên môn nhà thuốc cần hướng dẫn người bệnh dùng thuốc

Những người bị thoái hóa khớp ở mức độ nhẹ chỉ thấy đau nhức, cứng khớp thường dùng thuốc giảm đau, chống viêm hay thuốc làm giãn cơ. Bên cạnh đó,  hướng dẫn người bệnh kết hợp thêm các bài tập phục hồi chức năng giúp làm mềm cơ, các thủ thuật xoa bóp, chườm nóng hoặc chườm lạnh khi bị cứng khớp.

Nếu thoái hóa khớp đã chuyển sang giai đoạn nặng như teo cơ, người bị thoái hóa cần tiến hành phẫu thuật nội soi khớp vai tại chuyên khoa xương khớp trong các cơ sở y tế.

Lưu ý, người bệnh không được tự ý dùng các loại thuốc giảm đau bởi có thể làm cho tình trạng thoái hóa trở nên tồi tệ hơn. Khi tự ý dùng quá nhiều thuốc giảm đau chứa thành phần corticoid không đúng liều, không kèm theo các sản phẩm hỗ trợ khác, người bệnh có thể bị loãng xương, loét dạ dày.

               Tập các bài tập phục hồi chức năng cải thiện thoái hóa khớp vai

Tập thể dục nhẹ nhàng

Các bài tập nhẹ nhàng giúp cải thiện khả năng vận động của khớp vai làm hạn chế tình trạng khớp bị cứng lại, khớp bị tê liệt. Một số bài tập tốt cho khớp vai như bài tập co duỗi khuỷu tay, bài tập vít vai gáy, kéo căng cánh tay, xoay vai trong…

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ngoài chế độ luyện tập, chế độ dinh dưỡng là một phần quan trọng trong điều trị thoái hóa khớp. Một số thực phẩm tốt cho hệ xương khớp có tác dụng chống lão hóa chống viêm như:

  • Rau xanh: rau bina, rau cải, bông cải xanh,…
  • Trái cây họ cam chứa vitamin C chống lão hóa
  • Thực phẩm giàu vitamin D, canxi: sữa, trứng
  • Các loại cá giàu omega-3: tăng bảo vệ và ngừa lão hóa
  • Thực phẩm chức năng hỗ trợ tái tạo sụn khớp: Genacol Original, Glucosamine Orihiro…

Giảm cân khoa học

Người béo phì, thừa cân cần giảm cân để giảm bớt sức ép của các cơ lên hệ xương khớp. Tuy nhiên, chế độ giảm cân cần khoa học, hợp lý và luôn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Thoái hóa khớp vai không thể hoàn toàn khỏi. Nhưng nếu phát hiện sớm cũng như có các biện pháp điều trị đúng, người bệnh sẽ giảm bớt được các triệu chứng khó chịu. Vì vậy, các dược sĩ cần nắm rõ các vấn đề của thoái hóa khớp vai cũng như thoái hóa ở vị trí khác để tư vấn cho người bệnh tốt nhất.

Để có nhiều thông tin bổ ích về thoái hóa khớp, dược sĩ nhà thuốc hãy để lại thông tin để PharmaDi tư vấn. PharmaDi.vn– nền tảng phân phối Thực phẩm chức năng chính hãng B2B dành cho Nhà thuốc, cung cấp sản phẩm hỗ trợ Thoái Hóa Khớp hiệu quả, chính hãng.

    Sản phẩm liên quan

    Add to cart